Luật phải có trước

Luật phải có trước
TP - Dưới vỏ ngôn ngữ khô khan trong tờ trình của Bộ GTVT lên Chính phủ về cao tốc Bắc - Nam có một đề nghị chất chứa nhiều điều: Cần có “Bảo lãnh bên thứ 3 đối với trách nhiệm của Chính phủ”.

Lâu nay, chúng ta vẫn nghe đến sự bảo lãnh của Chính phủ cho một việc nào đó. Có lẽ, đây là lần đầu tiên khái niệm “Bảo lãnh trách nhiệm của Chính phủ” được chính một cơ quan thuộc Chính phủ đưa ra.

Đề nghị này nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào cao tốc Bắc - Nam. Bởi, qua tham vấn, khảo sát, Bộ này ghi nhận: Nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, quy định pháp luật của ta hay thay đổi, tín nhiệm quốc gia chưa cao, giải phóng mặt bằng chậm khiến không kiểm soát được tiến độ và giá thành. “Các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài đều yêu cầu Chính phủ chia sẻ các rủi ro thuộc về các chính sách do Chính phủ quản lý” - tờ trình của Bộ GTVT nêu.

Ngẫm về các dự án BOT hiện nay, có điều trớ trêu: Sự mượt mà, sạch đẹp của những con đường không mang lại sự thoải mái cho những người đi đường và phần nào cho cả chính những người làm ra nó.

Người dân ấm ức vì không biết mình trả phí có đúng không, đi đường này sao phải trả phí cho đường kia... Khi dư luận bức xúc, chưa phát hiện ra vi phạm pháp luật, nhà đầu tư phải chấp nhận thi hành các quyết định hành chính như dừng tăng phí, miễn phí không theo hợp đồng. Trong các đợt căng thẳng tại trạm thu phí vừa qua, địa phương, Bộ GTVT để nhà đầu tư trực diện với người dân.

Thành thử, người dân không tin mấy vào hợp đồng BOT và nhà đầu tư cũng khó mà “ăn ngon ngủ yên”. Bởi, đằng sau hợp đồng BOT là hàng loạt câu hỏi như: Dự án có đấu thầu hay cánh hẩu không, đơn giá ai thẩm, minh bạch mức nào với người dân?… Những câu hỏi đó chỉ có thể trả lời bằng sự kiểm soát của chính sách, pháp luật. 

Đất nước không thể phát triển nếu không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta cần một “luật chơi” đúng đắn, minh bạch và một trọng tài bản lĩnh điều khiển “cuộc chơi”.

Bởi vậy, để có thể huy động được một nguồn vốn khổng lồ xây dựng cao tốc Bắc - Nam, thậm chí thu hút vốn đầu tư nước ngoài, luật pháp cho vấn đề này phải được hoàn thiện, phải đi trước một bước.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.