Luật rừng, vì sao?

Luật rừng, vì sao?
TP - Những nợ nần tiền bạc tưởng chừng là quan hệ dân sự, nay được một số người biến thành quan hệ “hình sự”: thuê người dùng nhiều cách, trong đó có cả những cách không hề “chính quy” để đòi lại tiền bạc. Thực ra hình thức đòi nợ thuê đã tồn tại từ rất lâu, có thể ở dạng này hay dạng khác.

Trong Chí Phèo của Nam Cao, hành vi Chí Phèo đòi nợ thuê cho Bá Kiến cho thấy đòi nợ thuê có bề dày của nó.

Tuy nhiên, khác với thời đó, các công ty đòi nợ thuê ngày nay đều có pháp nhân, được cấp phép đàng hoàng, trên định nghĩa là hoạt động theo pháp luật. Nhưng thực tế đã cho thấy để kiếm được 20-30, thậm chí 50%  giá trị khoản nợ, nhiều công ty đòi nợ thuê đã không từ mọi thủ đoạn, từ kêu réo hằng ngày, thuê người “ăn vạ”  trước cửa nhà hay công ty “đối tượng”, thậm chí có công ty còn thuê cả những người mang thẻ “thương binh” để sẵn sàng “khủng bố” đối tượng.

Nhu cầu trợ giúp pháp lý, thậm chí là trợ giúp thực hiện một số việc mang tính dịch vụ liên quan đến pháp luật thực ra cũng hoàn toàn là nhu cầu chính đáng.

Nhưng với những hành vi, biện pháp mà các công ty đòi nợ thuê hiện đang thực thi, có nhiều dấu hiệu cho thấy đa phần họ đang làm những công việc hoàn toàn không “chính quy”, không dựa trên các cơ sở pháp lý. Nói nặng hơn, nhiều phần công việc của một số công ty đòi nợ thuê giống với việc người ta dùng luật rừng để cư xử, để giải quyết mâu thuẫn thay vì dùng luật pháp giải quyết tranh chấp, bất đồng.

Nhưng vì sao nhiều người, nhiều đơn vị vẫn ưa dùng những biện pháp đó để giải quyết nợ nần? Phải chăng họ không đặt nhiều niềm tin vào hệ thống bảo vệ và thực thi pháp luật của nhà nước. Chắc chắn sẽ có những người đồng ý với nhận định này, bởi người Việt thường có câu “vô phúc đáo tụng đình”, hay “được vạ thì má sưng”.

Nên mới có chuyện vớt vát, thà mất một nửa số tiền để “hiện thực hóa” mong muốn còn hơn trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều này cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật và phần nào cũng thể hiện sự kém hiệu quả của các cơ quan thi hành án. Những công ty đòi nợ thuê vẫn tồn tại, các cơ quan ăn lương ngân sách thực thi nhiệm vụ này nghĩ sao?.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.