Lực cản ngành dược

Lực cản ngành dược
TP - Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dược (sửa đổi) chiều 18/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: Không có ngành nào ở nước ta phát triển chậm như ngành Dược.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thông tin: Sản xuất thuốc ở trong nước mới đáp ứng được 50% nhu cầu, riêng nguyên liệu, bao bì sử dụng để sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập tới 90% từ nước ngoài. Chính thực tế đó, dự thảo Luật Dược lần này hướng đến quy định việc quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.

Mục đích, mục tiêu của dự thảo xem ra đáp ứng kì vọng của người dân, giải tỏa những bức xúc bấy nay của người bệnh.

Thực tế thời gian dài qua cho thấy, trong việc quản lí và điều hành giá thuốc đang rất có vấn đề. Những khoảng mờ ngày càng lớn ép không gian công khai, minh bạch ngày càng trở nên yếm thế. Người bệnh và nhất là người bệnh nghèo thường ở tình trạng “sốc thuốc” bởi giá thuốc tăng bất thường và chóng mặt. Trước tình trạng đó, không khó để công luận đặt câu hỏi có hay không sự bắt tay, thông thầu, chạy thầu, thao túng giá thuốc? Có hay không đã và đang hình thành lợi ích nhóm trong lĩnh vực béo bở này.

Lý giải giá thuốc tăng khiến nhiều bệnh nhân nghèo chấp nhận phương án về nhà tự điều trị, những người am tường chuyện khuynh đảo giá thuốc “bốc bệnh” rằng: Vì các bệnh viện ưa chọn các doanh nghiệp đưa ra giá thuốc cao trúng thầu, bởi đằng sau đó, các doanh nghiệp thừa biết vì sao mình cao mà vẫn được chọn để có lại quả xứng đáng.

Đã có những bệnh viện, nhiều cơ sở y tế “ăn dày” qua các thương vụ đấu thầu thuốc bị lộ tẩy và bị xử lí, nhưng trước sự “gây mê” của loại biệt dược có tên là Hoa hồng, nên đâu lại vào đó, khác chăng, mức độ tinh vi và bài bản hơn. Không khó để nhận thấy, việc đấu thầu thuốc riêng lẻ theo hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập vẫn diễn ra nhiều năm nay. Chính nó là nơi để cho các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia và những nhóm lợi ích trong nước thoải mái “ đục nước béo cò”.

Một mệnh đề hiển nhiên được đặt ra, có người hưởng lợi (hay trục lợi?) ắt sẽ có người bị hại. Quá dễ để chỉ ra người bị hại không ai khác là người bệnh.

Theo một chuyên gia trong ngành cho biết, nếu đấu thầu thuốc tập trung, công khai thì giá thuốc có thể rẻ hơn 12 lần. Các nước người ta đều làm vậy, rất hiệu quả, sao chúng ta không làm?

Trở lại băn khoăn, sao ngành Dược nước ta phát triển chậm đến vậy? Có thể trả lời câu hỏi ấy thế này chăng: nhóm lợi ích chính là lực cản sự phát triển toàn diện ngành dược. Bởi phát triển nhanh, minh bạch, vì cộng đồng thì đâu còn đất cho nhóm lợi ích trục lợi.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.