“Riêng chi mình tui”

“Riêng chi mình tui”
TP - Hôm qua, ngư dân Nguyễn Đức Thạch lại gọi điện cho tôi, than phiền về việc Cty Bảo hiểm Bảo Minh lại tìm ra chứng cứ mới để chối bỏ việc trả bảo hiểm cho con tàu bị nạn của ông.

“Ngoài việc tiếp tục khẳng định căn cứ số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn miền Nam áp dụng cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường miền Trung, họ còn cho rằng, thuyền trưởng và máy trưởng tàu tôi chưa có bằng lái tàu CS 450CV. Cái bằng đó hiện nay ở Đà Nẵng chỉ có một vài người” – ông Thạch buồn rầu.

Đây chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện phiền phức xung quanh mối quan hệ bảo hiểm – khách hàng trong việc chi trả, bồi thường.

Xét cho kỹ, ông Thạch cũng có phần lỗi trong chuyện này. Mua bảo hiểm với trị giá bồi thường lên đến gần tỷ bạc, nhưng giữa bên bán (bảo hiểm) và bên mua (ngư dân) chỉ có một tờ giấy chứng nhận đơn giản. Mặt sau là một số điều khoản mà e là từ khi cầm nó cho đến ngày ra tòa kiện tụng, ông Thạch cũng chả đọc.

“Đáng ra, khi bán bảo hiểm, họ phải giải thích rõ ràng, cặn kẽ cho chúng tôi hiểu cái nào được cái nào không. Đằng này, họ cứ dỗ ngon ngọt, cốt sao cho mình mua, giờ lại trở mặt thế. Biết thế cứ làm cái hợp đồng cho chắc ăn”, rồi thì ông Thạch tự an ủi: “Ngư dân ai mua bảo hiểm cũng thế cả, riêng chi mình tui. Rắc rối ở chỗ là số tiền bồi thường cho tui quá lớn”.

Mấy ngày này, ông Thạch chạy bở hơi tai đến các sở ban ngành bổ sung giấy tờ, mong lật lại tình thế trước tòa. Hy vọng xem ra rất nhỏ.

Nhớ lại cách đây mấy tháng, ông bạn thân của tui bị tai nạn ô tô, bảo hiểm đến giám định kỹ càng, xong cho ô tô vào gara người nhà. Chờ gần cả tháng sau vẫn chưa thấy động tĩnh. Hỏi chủ gara mới tá hỏa vì bên bảo hiểm chưa giám định xong.

Gặp nhau trò chuyện, bạn tôi Lobby nhân viên bảo hiểm. Việc sửa xe vẫn chậm rì… Rồi tôi có việc gặp sếp của anh nhân viên kia, đem chuyện ra kể. Sếp này bực mình nhấc điện thoại, thì thào, xe của nhà báo đấy. Vài ngày sau xong cái rụp, tới nhận xe. Trong người vẫn bực vì mất cái phong bì oan. Bạn bè biết chuyện tặc lưỡi, thế là còn may, nhiều người chi đậm hơn mà chẳng giải quyết được.

Chuyện ông Thạch, chuyện của bạn tôi, tôi đem đi kể, hóa ra gặp nhiều người cùng cảnh ngộ. Vẫn biết “cái gì chả phải có chi phí ban đầu”, nhưng rồi lại bần thần, sao cái quan hệ đơn giản giữa khách và chủ trong việc bồi thường chi trả lại phức tạp nhì nhằng thế nhỉ.

Chẳng lẽ bên bán (bảo hiểm) không chuyên nghiệp hơn được sao? Còn bên mua, muốn được tiền vẫn phải cứ mất tiền. Cái câu “tận tình phục vụ” e còn thiếu thiếu cái gì đó.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.