Tờ giấy đa sắc màu

Tờ giấy đa sắc màu
TP - Cuối cùng thì người dân cũng biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (GCN) sắp ra đời có màu hồng cánh sen.

Chỉ hơn chục năm nay, tờ GCN này hết trắng, hồng, đỏ, xanh và rồi đây lại là hồng. Khi thì gộp nhà đất chung, lúc lại tách ra. Có thời điểm ba, bốn bộ, ngành cùng quản lý, cùng có thẩm quyền ra những quyết định về số phận tờ giấy đa sắc màu này.

Cho đến 1/8, lúc mà người dân hy vọng GCN sẽ hết long đong vì được quy về một mối thì việc cấp tờ giấy quan trọng này lại ách tắc vì luật chờ nghị định và hướng dẫn.

Với đại đa số hộ dân Việt Nam, hiếm có tờ giấy nào quan trọng và quý như GCN. Nhưng có lẽ cũng ít loại giấy tờ nào gây nhiều phiền toái, mất công sức như GCN. Ai từng làm thủ tục, hồ sơ rồi chờ cấp GCN có lẽ đều thấm cái sự cực khổ.

Dân lấy làm lạ là tại sao nhà và đất gắn chặt với nhau lại không được nằm cùng một giấy? Từng có tờ giấy hồng gộp cả nhà và đất, chuyển nhượng chỉ cần ghi thêm chủ mới rất tiện lợi, cớ sao lại đổi màu khác. Khi thì bộ này nói giấy này tiện hơn, lúc bộ khác bảo giấy kia dễ giao dịch.

Không chỉ dân mà các địa phương cũng rối vì GCN hồng hồng, đỏ đỏ, xanh xanh…và chưa biết sẽ còn thêm màu gì. Chậm cấp GCN cho dân thì dưới bức xúc, trên phê bình; cấp một hai năm đổi tiếp thì đến bao giờ mới hoàn thành kế hoạch cấp xong GCN.

Mỗi lần GCN đổi màu, dân lại bị hành bởi nhiều thủ tục. Còn cơ quan thực hiện thì lúng túng với quy trình mới, lộn xà ngầu trong các hướng dẫn chưa kịp làm xong đã đổi. Cho đến nay vừa mừng vì từ nay GCN đã thống nhất một màu thì lại lo vì chưa biết đến bao giờ có nghị định, hướng dẫn cách làm.

Đã hơn 10 ngày nay, trong lúc Bộ Tài nguyên - Môi trường tích cực hoàn thiện dự thảo Nghị định về cấp GCN trình Chính phủ và gấp rút làm hướng dẫn thì mỗi địa phương một kiểu cấp GCN.

Tại TPHCM, nơi cấp nơi không. Nơi cấp thì ghi chú chỉ có giá trị pháp lý cho đến khi có quy định mới. Dân kêu trời, nhân viên thụ lý, cán bộ duyệt hồ sơ cũng khổ. Mỗi quận, huyện có cách hiểu, vận dụng khác nhau dù luật là thống nhất.

Trước những đòi hỏi chính đáng của dân, nhu cầu cầm cố thế chấp, sang nhượng mua bán hàng ngày thì không làm cũng dở mà càng làm lại càng rối.

Ai cũng biết, những chậm trễ ách tắc hiện nay của việc cấp GCN là lỗi của cơ quan quản lý, cụ thể lần này là Bộ Tài nguyên - Môi trường, nơi để xảy ra việc luật đã có hiệu lực nhưng chưa có nghị định, hướng dẫn.

Khi nào còn cách làm luật như hiện nay là bộ, ngành soạn, Chính phủ duyệt, trình Quốc hội thông qua rồi mới tính đến nghị định, hướng dẫn thì khi đó những câu chuyện như GCN vẫn còn… 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.