Trách nhiệm quản lý

Trách nhiệm quản lý
TP - Giá cước vận tải không chịu giảm tương xứng theo giá xăng - vấn nạn này dường như đang thách thức mọi công cụ quản lý nhà nước, khiến báo chí tốn không biết bao giấy mực trong suốt nhiều năm qua.

Chu trình vận hành của áp lực dư luận thường diễn ra như sau: Dư luận và báo chí lên tiếng – Cơ quan quản lý vào cuộc yêu cầu DN kê khai, thanh tra… - Báo chí đưa tin chấn an - Cước giảm nhỏ giọt đối phó. Và cuối cùng là…  “chìm xuồng”, vụ việc sẽ bị rơi vào quên lãng bởi nhiều lý do khác nhau. Có thể là do công luận có chuyện khác đáng quan tâm hơn, hay đơn giản là xăng lại bắt đầu tăng giá nên hết chuyện để nói.

Nhưng đợt này thì khác! Giá xăng liên tục giảm mạnh và chưa hề có dấu hiệu sẽ hồi phục, giá giảm kỷ lục thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Các cơ quan quản lý như Bộ Tài Chính, Bộ GTVT đã ra tối hậu thư, đã vào cuộc nhiều lần để yêu cầu các DN vận tải, taxi phải giảm giá. 

Song lần nào cũng vậy, báo chí đều ghi nhận sự “chây ỳ”, “đối phó” của các DN với đủ loại lý do đã quá quen tai. Nào là thủ tục đăng ký giảm giá, in ấn bảng giá mới, kẹp chì taxi-mét phải mất 1-2 tuần; giá xăng giảm chưa tới ngưỡng phải giảm cước…

Khỏi phải nói về những tác hại to lớn của việc không giảm giá cước, không những ảnh hưởng trực tiếp tới hàng chục triệu người đang là khách hàng của ngành GTVT mà còn gây suy giảm tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Người tiêu dùng, báo chí có cảm giác các DN vận tải đang “nhờn” luật? Liệu có lợi ích nhóm đằng sau câu chuyện chây ỳ giảm giá này? Hay công cụ, phương pháp quản lý chưa đủ mạnh, chưa đủ chế tài?

Lần này, trong rất nhiều vấn đề tồn tại các chuyên gia đã chỉ ra một nguyên nhân rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu trong cách quản lý nhà nước. Đó là thước đo, là điều kiện bắt buộc bằng con số định lượng để buộc DN phải giảm giá. Tỷ như khi xăng giảm tới ngưỡng 15%-20%-30% thì DN buộc phải giảm giá cước tương ứng là bao nhiêu %, có quy định cụ thể về thời gian và loại hình vận tải rõ ràng.

Trong một thị trường vận tải còn nhiều vấn đề, chưa mang tính cạnh tranh thực sự như hiện nay, thiết nghĩ quy định như trên là điều hết sức cần thiết. Với quy định pháp luật minh bạch và rõ ràng như trên, một khi ban hành chắc chắn sẽ hết đất cho các loại lợi ích nhóm, vấn nạn giá cước vận tải sẽ không còn.

Một công thức tính toán để buộc DN phải giảm giá khi giá xăng giảm, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên không hề khó đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề là ở chỗ có quyết tâm làm hay không mà thôi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.