Vì sao “trụ cột” lung lay?

Vì sao “trụ cột” lung lay?
TP - Báo chí trong nước tuần này tiếp tục cảnh báo về sự khó khăn của ngành nông nghiệp, vốn được coi là “trụ cột của nền kinh tế” nước nhà. Khảo sát của Tiền Phong cho hay : Nông, thủy sản Trung Quốc ngập tràn chợ Việt,

> Nông sản đồng loạt mất giá
> Thương hiệu nông sản chết yểu

trong khi hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang phải bán dưới giá thành như dưa hấu, mía, cá tra... Còn theo báo Tuổi Trẻ, giá gà công nghiệp tại các trang trại hiện chỉ tương đương giá khổ qua, đậu đũa, củ cải..., thậm chí còn rẻ hơn cả bầu, bí, đậu côve khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam bị thua lỗ trên mọi sản phẩm và bán dưới giá thành suốt thời gian dài như hiện nay.

Người nông dân hoang mang vì sản phẩm không có đầu ra, còn hàng nông, thủy sản Trung Quốc tiếp tục ồ ạt tràn vào Việt Nam. Chỉ riêng các cửa khẩu tại Lạng Sơn, năm 2012, Việt Nam nhập tới 680.000 tấn các loại rau, củ quả từ Trung Quốc. Theo Cục Kiểm dịch Thực vật vùng VII, 4 tháng đầu năm 2013 nhập gần 150.000 tấn nông sản từ Trung Quốc, với danh mục gần 40 loại trái cây, rau, đồ khô, trong đó riêng gừng trên 110 tấn.

Xin lưu ý, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc hồi đầu tháng 5 vừa công bố phát hiện gây chấn động: Gừng tại nước này được trồng và bảo quản bằng thuốc trừ sâu cực độc Aldicarb. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng cho phép 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40-60 nghìn đồng, trong khi giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6 nghìn đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc cũng chứa thuốc trừ sâu endosulfan có tính độc cao, có thể phá vỡ hệ nội tiết, ảnh hưởng cơ quan sinh sản của con người...

Vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào của Việt Nam phân tích, điều tra và công bố xem mức độ ảnh hưởng của hàng hóa nông sản độc hại, nhập lậu từ Trung Quốc tới nông dân lẫn người tiêu dùng Việt Nam ra sao. Song chắc chắn là không hề nhỏ. Liệu ngoài ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, gà thải loại Trung Quốc nhập lậu có góp phần “giết chết” các trang trại gà ở Đồng Nai và nhiều nơi khác trên cả nước Liệu cả triệu tấn rau, củ quả từ Trung Quốc có “cày nát” những ruộng rau xanh mơn mởn ở các vùng quê Việt Nam? Liệu cá tầm lậu bán rẻ như cho từ Trung Quốc có bóp chết nghề nuôi cá tầm non trẻ của chúng ta?

Trước thực trạng này, trên báo Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, hàng lậu về nhiều trách nhiệm chính thuộc Bộ Công Thương. Đây là vấn đề lớn của quốc gia, chứ không chỉ là vấn đề riêng của ngành nông nghiệp. Còn lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) lại cho rằng, không nên quy trách nhiệm cụ thể cho bất kỳ bộ, ngành nào. Để giải quyết tận gốc, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương...

Hàng loạt câu hỏi bức xúc vẫn chưa có câu trả lời. Trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng, của chính quyền địa phương trước thực trạng nhức nhối này dường như vẫn còn khoảng trống?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.