Cảm giác bất an, người đàn ông đột ngột bỏ vợ con vào rừng suốt 40 năm

Cảm giác bất an, người đàn ông đột ngột bỏ vợ con vào rừng suốt 40 năm
TPO - Sau khi lấy vợ và có con trai đầu lòng, bỗng dưng ông rời bỏ gia đình để lên rừng sống một mình. Hơn 40 năm làm bạn với thú hoang, ông cảm thấy bất an khi ai đó đến gần.

Hành trình tìm về rừng

Tình cờ nghe người dân rỉ tai, có một người đàn ông tuổi đã cao nhưng vẫn cương quyết ở chốn bạt ngàn cỏ cây. Hỏi ra mới biết, “người rừng” ấy có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hùng (89 tuổi, với 2 biệt danh là bảy Mạnh, người rừng). Trước sự tò mò, muốn tận mắt chứng kiến cảnh sống “khác người” của “người rừng”, thôi thúc chúng tôi tìm tòi để được diện kiến ông.

Sau khi hỏi đường và đến được trung tâm phường Chánh Phú Hòa, TX. Bến Cát (Bình Dương), người viết tiếp tục lân la dò hỏi về “người rừng” và được người dân địa phương tận tình chỉ dẫn. Đúng như lời người hướng dẫn, con đường dẫn vào nơi ông Hùng sinh sống thật hiểm trở, gian nan cách trung tâm phường khoảng 30km. Liên tiếp nhưng đường mòn nhỏ, khó đi dẫn chúng tôi vào sâu trong rừng, vượt qua nhiều lô cao su.

Cảm giác bất an, người đàn ông đột ngột bỏ vợ con vào rừng suốt 40 năm ảnh 1  Ông Hùng ăn hoa quả để sinh tồn trong rừng sâu

Đến một nơi giống vực thảm của núi rừng cũng là chốn “người rừng” ở. Trong lúc đang loay hoay vun thêm đất cho cây tự trồng, khi thấy chúng tôi bước đến, “người rừng” tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: các chú đi đâu thế, sao đi được vào chổ này?

Cụ ông tuổi xấp xỉ 90 tiếp chúng tôi trong tâm thế dè chừng, không muốn nói gì. Người viết buộc phải tìm hiểu ông thông qua người thân của ông. Được biết, ông Hùng đã tìm đến nơi hoang vu này để sống đến nay hơn 40 năm. Trong thời kỳ chiến tranh còn khóc liệt, ông Hùng đã lấy vợ nhưng không được cưới hỏi như bây giờ. Sau đó, vợ chồng ông Hùng có với nhau 3 người con.

Đột nhiên, ông Hùng tỏ ra bất an, không muốn tiếp xúc nơi đông người. Ông Hùng nói, muốn đi đâu đó thật yên tĩnh nếu không sẽ chết. Sau đó, ông Hùng bỗng dưng mất tích, chẳng ai tìm thấy. Sau một thời gian tìm, mọi người phát hiện ông trong rừng. Ông uống nước dừa và ăn rau quả để sinh tồn. Gia đình và chính quyền vận động nhưng ông Hùng vẫn quyết tâm không rời bỏ rừng.

Cảm giác bất an, người đàn ông đột ngột bỏ vợ con vào rừng suốt 40 năm ảnh 2  Ông Hùng tự kiếm cây làm lều ở, sau đó người thân mang tôn vào lợp vì mưa dột

Thoạt quan sát khu vực ông Hùng sống, người viết phần nào hiểu được vì sao ông không muốn về với gia đình. Bao quanh căn chòi lá tự dựng là cây cối do chính tay ông tự trồng, chăm sóc. Mọi vật dụng thường ngày đều tự ông tạo ra. Thế nên, lối sống “nguyên thủy” những năm qua khó để ông Hùng quen và chấp nhận cảnh ồn ào nơi đông người.

“Người rừng” ăn gì hàng chục năm qua

Trước thắc mắc là vì sao, ông Hùng có vợ con nhưng họ lại rất ít vào thăm và không cử người ở cùng ông, chúng tôi được giải thích, rằng ông chỉ muốn ở một mình. Cụ ông gần như không muốn tiếp xúc với con người. Do đó, thức ăn thường ngày của ông Hùng là hoa quả. Khát nước, ông có dừa uống, đói bụng ông có mít, có rau. Ông Hùng không ăn cơm nhưng ai vào cho mì gói thì ông nhận.

Cảm giác bất an, người đàn ông đột ngột bỏ vợ con vào rừng suốt 40 năm ảnh 3 Chân dung "người rừng"

Tạm biệt “người rừng” chúng tôi lại tiếp tục dò hỏi đường để tìm gặp gia đình người đàn ông đặc biệt này. Lại tiếp tục hành trình gian nan đi ra đường chính dẫn về phường Chánh Phú Hòa. Từ trung tâm phường, đi tiếp khoảng 10km nữa là tới ngôi nhà nơi vợ con ông Hùng đang sinh sống. Xác định đúng ngôi nhà đang muốn tìm và thấy một cụ bà thân hình nhỏ thó ngồi nhìn ra cửa, chúng tôi liền đi vào xin được gặp bà.

Biết người viết hỏi về cụ ông “người rừng”, cụ bà nở nụ cười thân thiện và cho biết bà tên là Phạm Thị Thơ (79 tuổi), vợ của ông Nguyễn Văn Hùng. Nói về lý do chồng bỏ vợ con vào rừng sống, bà Thơ chia sẻ: “Hết chiến tranh, chồng tôi nói mẹ con ở lại cùng ông bà ngoại để đi vào sâu trong rừng khai hoang, trồng cây sinh sống. Ông nói, lúc nào kiếm được nơi trú ổn định sẽ về đưa vợ con vào ở. Tuy nhiên, sau đó cuộc sống bên ngoài ổn định hơn, tôi động viên ông trở về nhà thì ông cương quyết không về. Cứ thế, tôi không vào, ông không ra dẫn đến cảnh sống xa cách vợ chồng từ đó đến nay”.

Bà Thơ cũng cho biết, Tết Nguyên đán hàng năm gia đình đều phải khó khăn để đi vào rừng thăm ông Hùng và ăn tết cùng ông. Để vào được nơi ở của ông Hùng rất khó khăn, thế nhưng “người rừng” lại không cho người thân ở lại lâu vì ông không thích sự ồn ào. Với ông Hùng chuyện ăn uống thật giản đơn, không quan tâm, chỉ khi đói thì kiếm cái lót dạ.

“Trước giờ, ông ấy chẳng có bệnh tật gì. Ông không muốn ai vào thăm nên cứ ở một mình như thế. Chắc có lẽ khí trời mát mẻ, ăn nhiều rau quả nên ông vẫn khỏe dù tuổi đã cao. Ông đã từng được con đến đưa về nhà nhưng ở chưa được 1 giờ đồng hồ là đòi về rừng. Người dân nơi đây gọi ông là "người rừng"”, vợ ông Hùng nói.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.