Đường đời cay đắng của một ca sỹ

Đường đời cay đắng của một ca sỹ
TP - Với những khúc dân ca trữ tình sâu lắng, Đoàn Ngọc Sở, cựu diễn viên Đoàn Nghệ thuật QK4 đã gieo vào lòng khán giả miền Trung biết bao đam mê, thổn thức. Nam ca sỹ nổi tiếng một thời, giờ đây, trở thành thợ cắt tóc, lái xe ôm, nhọc nhằn với cơm áo gạo tiền.

Sinh năm 1952, quê quán xã Hương Minh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, Ngọc Sở sớm bộc lộ năng khiếu, anh say mê dân ca Nghệ Tĩnh.

Anh vào bộ đội năm 20 tuổi, khi đã lập gia đình và có con gái. “Tôi tình nguyện xin đi lính, nhưng ban đầu Huyện đội Hương Khê không chấp nhận vì tôi là cán bộ văn hóa xã, lại phải nuôi mẹ già”, Ngọc Sở kể. Cuối cùng, Huyện đội cũng đồng ý.

Được giữ lại làm nhân viên, một thời gian sau, huyện cử Ngọc Sở vào học âm nhạc tại Ty Văn hoá. Xong khoá học, anh biên chế vào Tỉnh đội Hà Tĩnh, phụ trách mảng văn hóa nghệ thuật, thỉnh thoảng xách máy đi chiếu phim lưu động.

Nghề chiếu phim lưu động không phải là đam mê của Ngọc Sở. Cái anh thèm đến khát khao cháy bỏng là hát. Hát trong đêm hội diễn, hát khi làm việc, hát khi nhàn rỗi. Chất giọng dân ca trữ tình sâu lắng của chàng trai trẻ cất lên, làm rung động bao trái tim. Thấy giọng hát dân ca của Ngọc Sở có một không hai, năm 1974, Cục Chính trị QK4 điều anh ra công tác tại Đoàn Nghệ thuật của Quân khu (NTQK), đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An. Trong những ngày cùng đồng nghiệp đi lưu diễn khắp sáu tỉnh bắc miền Trung, Ngọc Sở trở thành một cây dân ca đinh của Đoàn NTQK4.

Tiếng hát nồng ấm của Ngọc Sở bay qua luỹ tre làng, hòa mình vào công chúng. “Nói đến dân ca giữa thập niên 70, đầu những năm 80 tại bắc miền Trung, phải kể đến Đoàn Ngọc Sở. Khó ai có thể vượt được anh trong dòng nhạc truyền thống này”, một đồng nghiệp nhận xét.

Trổ khúc ru lòng

Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở/ Anh đến bến đò, đò đã sang sông/ Đến em, em đã lấy chồng/ Hỏi em yêu anh như rứa có mặn nồng lấy chi?”. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi trong chiều quần quật gió Lào đổ lửa nắng quái thành Vinh, Ngọc Sở hát. Tôi chợt nhận ra giọng ca quen thuộc thường được phát đi trên sóng phát thanh hơn hai mươi năm trước. Tiếng hát âm âm như vọng vào vách núi, xuyên qua đại ngàn miền Tây; Lại du dương thì thầm như sóng biển. Ngồi lặng ngắm nhìn anh, lần đầu tiên, tôi được tiếp xúc với danh ca mà tôi hằng ngưỡng mộ.

“Hát nữa đi anh!”, tôi nói và rót tràn ly. Bàn tay run run ly rượu đầy. Giọng  ca mềm  mại của Ngọc Sở cất  lên, nồng nàn: “Mang chuông đi đánh xứ người/ Ôm gà đi chọi những nơi anh hùng/ Anh đang tìm vợ qua sông/ Em đang tìm chồng, gặp được anh đây/ Trước chừ nguyệt lão xe dây/ Sắc cầm tình hảo đó đây một nhà”. Cùng các ca sỹ Lệ Thanh, Minh Lạc, Thu Hồng, Đoàn Ngọc Sở đã mang dân ca lên rừng xuống biển, một thời lăn lộn khắp dải đất miền Trung đầy nắng gió hát cho lính, hát cho dân nghe.

Cặp bài trùng Ngọc Sở- Lệ Thanh từng thể hiện thành công nhiều bài hát dân ca và được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh, phát đi cả nước: Trai khôn tìm vợ, gái khôn tìm chồng; Chiếc khăn Piêu (dân ca Khơ Mú); Trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa (Nguyễn Ban)… Những ca khúc về cuộc sống làng quê, tình nghĩa vợ chồng, tình duyên đôi lứa. Dân bắc miền Trung vẫn không quên được hình ảnh người thanh niên Hà Tĩnh khoác áo lính say mê hát như lên đồng trên sàn diễn. Với những bài hát gan ruột.

Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh); Tuyên Hóa (Quảng Bình); Khe Sanh (Quảng Trị); Thừa Thiên - Huế, bay theo tiếng hát, bàn chân của người nghệ sỹ rong ruổi khắp dải đất bắc miền Trung. Sân khấu, bên trên làm chỗ biểu diễn, dưới sàn là chỗ tá túc của diễn viên. Để cải thiện bữa ăn, họ chăn nuôi lợn, gà. Gia súc cùng đi theo xe, rong ruổi qua các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế. Có hôm sang Lào biểu diễn, xe chở quá tải, leo lên nửa dốc thì khựng lại, bốc cháy. Có lần vào Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, xe mất lái, cả đoàn văng xuống ruộng.

“Đến bây giờ, tôi vẫn không quên được cảm giác khi đứng một mình trên sân khấu lồng lộng gió, giữa hàng ngàn khán giả vây quanh, Ngọc Sở hồi tưởng.

Cay đắng

Đang mải mê theo đuổi hành trình ca nhạc, năm 1984, Ngọc Sở đột ngột chuyển hướng, bỏ nghề, đến Bến Thủy làm cho một cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. “Đó là một lựa chọn sai lầm”, anh tự trách mình. Bỏ nghề hát, dứt bỏ đam mê, Ngọc Sở như con chim bị rũ cánh.

“Thương anh lắm, anh ơi/ Nhớ anh lắm, anh ơi/ Thương đáo để khúc nhôi/ Nhớ ngao ngán trần đời”, cung đàn so dây, Ngọc Sở song ca cùng BN. Toàn thân anh dồn nén, rung động. Giọng ca vừa dứt, tiếng đàn lặng, Ngọc Sở ôm mặt, khóc rưng rức.

Tôi hỏi tại sao anh lại rời bỏ Đoàn Nghệ thuật QK4 để tìm cho mình một công việc trái nghề, Ngọc Sở thật thà: “Thú thực là hồi đó làm văn hoá nghệ thuật cuộc sống kham khổ quá. Vào cửa hàng kinh doanh ăn uống những mong được no cơm ấm áo, bởi ngoài bản thân, tôi còn phải nuôi vợ, hai con gái nhỏ. Vợ tôi làm công nhân ở nhà máy dệt kim, lương không đủ ăn”. Anh nói vậy rồi cúi xuống, khóe mắt hai giọt nước lăn dài.

Năm 1993, anh về hưu. Vợ anh cũng về hưu. Cầm mấy trăm đồng bạc đơn vị chồng giải quyết chế độ trong tay, chị Hồ Thị Thủy lo lắng: “Vợ chồng mình phải nuôi hai con. Giờ chỉ có mấy trăm đồng, mai mốt biết lấy chi để tiêu?”. Ngọc Sở an ủi vợ: “Anh trái mánh rồi, giờ có hối cũng không kịp. Nhưng em cứ yên tâm, anh đã có cách”.

Được Nhà nước chia cho mảnh đất, anh bán một nửa, lấy tiền mua chiếc xe máy đời tám mốt và bộ đồ nghề cắt tóc, ra đứng đầu đường Lê Mao hành nghề cắt tóc, chạy xe ôm. “Hôm khai trương, vui đáo để. Mấy khách ở Vinh nghé qua, họ nhận ra tôi, buột miệng: Ôi, ca sỹ Ngọc Sở đi cắt tóc. Họ xúm lại, người giúp tôi căng bạt, kẻ sắp xếp đồ nghề”, Ngọc Sở hào hứng.

Tôi lặng ngắm nhìn anh. Với tôi, mãi mãi Ngọc Sở vẫn là một thần tượng trong dòng nhạc dân ca Nghệ Tĩnh. Anh đưa ly rượu lên ngang cổ, tợp một ngụm. Khuôn mặt đỏ lựng chuyển sang tái, lấm tấm mồ hôi. Anh mải mê kể chuyện cắt tóc, lái xe ôm: “Mỗi ngày, tôi cắt từ sáng đến tối, cộng với nghề xe ôm, cũng được vài ba chục ngàn đồng. Từng ấy, cộng với đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng, tằn tiện qua ngày, đoạn tháng!”. Một hôm, có tay thanh niên ghé qua chỗ cắt tóc của Ngọc Sở, khen lấy khen để: “Bác có chiếc xe máy ngon nhỉ! Cho em thử cái!”. Bản tính lương thiện, thật thà, Ngọc Sở trao chìa khóa cho anh ta. Tay thanh niên nổ máy rồi lên xe, vù mất.

Bị lừa mất xe, Ngọc Sở như người mất hồn. Anh lại phải bám mặt đường, hành nghề cắt tóc. Còn nửa miếng đất, anh bàn với vợ bán nốt, tậu chiếc bình bịch mới để chạy xe ôm. Cuộc sống đô thị ngày càng đắt đỏ, bon chen, vợ chồng anh cất bước hồi hương. Tại xã Hương Minh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, danh ca ngày nào lại tiếp tục nghề cầm kéo, xe ôm. Con gái anh, người làm nông, người làm tạp vụ công sở.

Ước nguyện cuối cùng

Làng Hương Minh đêm trở gió, Ngọc Sở không thể chợp mắt. Hình ảnh của những đêm lưu diễn, ánh đèn sân khấu, tiếng guitar bập bùng, ký ức trở lại như đợt sóng trào khiến anh day dứt khôn nguôi. Nỗi thèm hát lại dâng lên, đớn đau, cuồn cuộn. Từ Hương Khê xa xôi, Ngọc Sở phóng xe ra Vinh, đến doanh trại của Đoàn Nghệ thuật Quân khu 4. Lâu rồi không hát. Anh muốn được hát chung với BN, cô văn công của đơn vị cũ, người có chất giọng dân ca na ná như Lệ Thanh, bạn diễn ngày nào.

Doanh trại kín cổng cao tường, Ngọc Sở thập thò, không dám vào. Một vũ công của Đoàn thấy anh lóng ngóng ở cổng, bèn hỏi: “Bác tìm ai?”. “Nhờ chị gọi BN giùm tôi”. Lát sau, BN xuất hiện. Cô nhận ra Ngọc Sở, cựu diễn viên của đơn vị. “Tôi giờ lái xe ôm, cắt tóc. Thèm hát quá, nên mới lặn lội ra đây tìm cô. Phiền cô đến nhà nhạc sỹ Lê Hàm, ở đó có hệ thống thu âm, hát chung với tôi một bài, có được không?”.

MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.