Gương mặt nào cho em!

Ngồi học một mình bây giờ Hạnh vẫn đeo khẩu trang
Ngồi học một mình bây giờ Hạnh vẫn đeo khẩu trang
TP - Sau hơn 3 học kỳ, cả trường THPT Buôn Ma Thuột vẫn chưa ai biết chân dung Hạnh thế nào, bởi nữ sinh vóc dáng mảnh mai này luôn bịt kín mặt bằng chiếc khẩu trang…
Ngồi học một mình bây giờ Hạnh vẫn đeo khẩu trang
Ngồi học một mình bây giờ Hạnh vẫn đeo khẩu trang .

Tai họa bất ngờ

Giờ giải lao, Hạnh không bao giờ ra sân vui chơi cùng các bạn mà chỉ ngồi lặng lẽ ôn bài trong lớp. Ai hỏi, Hạnh nói em không thể mở khẩu trang do viêm xoang nặng.

Linh cảm có uẩn khúc gì đó trong đôi mắt buồn rười rượi của người bạn ngoan hiền, lớp phó học tập, Lê Ngọc Anh Phương quyết tâm tìm kiếm sự thật, rốt cục em đã lần ra manh mối từ những bài báo mạng đăng cách đây 3 năm. Đọc báo, Phương không biết làm cách nào để san sẻ bớt nỗi khổ cho Hạnh, bèn xin mẹ góp ý.

Tối nọ, điện thoại bàn hiện lên số lạ. Tôi nhấc máy. Đầu dây bên kia giọng thiếu nữ dè dặt: Cô ơi, cô có phải là… Cô có thể giúp bạn cháu được không?

Vài hôm sau, tôi chở Phương đi tìm Hạnh. Qua gần hết con hẻm bụi mù không tên không số, tới cuối liên gia 12 xã Ea Tu ngoại thành Buôn Ma Thuột mới đến nhà Hạnh bé xíu cũ kỹ nằm giữa một vùng nương rẫy cũ.

Bố mẹ Hạnh rời Hà Nam, di cư tự do vào đây từ năm 1992, toàn bộ tiền nong dành dụm từ quê nghèo chỉ đủ mua mảnh vườn hẹp, quanh năm phải quần quật làm thuê mới đủ nuôi mẹ già và hai con nhỏ. Thương bố mẹ cực nhọc lam lũ, chị em Hạnh bảo ban nhau học tập luôn đạt khá, giỏi và nhiều lần được trao học bổng giành cho học sinh nghèo vượt khó.

Hạnh lên lớp 9. Trưa ngày 2-10-2008, tan trường Hạnh đạp xe về chỉ còn cách nhà khoảng năm trăm mét bỗng bị một gã trai lạ lao tới vung dao chém sả vào mặt. Hạnh ngã xuống, ôm mặt máu đầm đìa chạy vào sạp hàng nhỏ bên đường ú ớ kêu cứu.

Vừa lúc, Trần Quỳnh Trâm - nữ sinh lớp 11 ở gần nhà Hạnh cũng ôm cánh tay đẫm máu do bị tên này chém 3 nhát trước đó chạy tới. Bác sĩ đón bệnh nhân kinh hoàng thấy nhát dao cực bén vạt đứt lìa cả mảng mặt của Hạnh, mất trọn sống mũi và cánh mũi, má phải, toàn bộ môi trên, gãy xương ổ răng và một phần môi dưới, ông hướng dẫn người chở nạn nhân quay về chỗ xảy ra tai nạn, tìm nhặt phần mặt bị chém đứt để đưa Hạnh chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Ảnh thẻ học sinh của Hạnh trước khi gặp nạn
Ảnh thẻ học sinh của Hạnh trước khi gặp nạn.

Hành trình khốn khổ

Tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, các bác sĩ đã hội chẩn, cầm máu, vá nối mảng đứt theo kiểu may áp sát với hy vọng mong manh phần ráp nối có thể sống bằng thẩm thấu. Theo dõi mảnh ghép tới ngày thứ mười tám thấy có biểu hiện hoại tử, bác sĩ Lộc đứng mổ đành cắt lọc, chuyển gấp Hạnh ra bệnh viện 108 (Hà Nội).

Ở bệnh viện 108, Hạnh đã được ê kíp chuyên gia do tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn phụ trách trực tiếp phẫu thuật, lấy thịt cánh tay tạo hình môi, má. Được điều trị chăm sóc tốt, với ý chí và sức chịu đựng hiếm có của Hạnh 3 tuần sau vết thương liền miệng. Hạnh được xuất viện, quay về trường cũ với mảnh khẩu trang bịt kín mặt.

Nhà trường xét thấy tuy phải nghỉ một tháng rưỡi nhưng Hạnh vẫn học tốt, cố gắng đuổi kịp các bạn nên đặc cách cho Hạnh đủ điều kiện thi tốt nghiệp cấp II, và Hạnh đã đậu tốt nghiệp loại khá. Từ đó, hè nào mẹ Hạnh cũng đưa con ra bệnh viện 108 để thực hiện tiếp các cuộc phẫu thuật tạo hình mặt. Dù được bảo hiểm trả phần lớn viện phí, nhưng các khoản phải chi khác trong cuộc hành trình lênh đênh Nam-Bắc vẫn khiến cha mẹ Hạnh ngày càng khốn khổ vì gánh nợ chất chồng.

Trở lại chuyện kẻ thủ ác. Ngay sau khi vụ án xảy ra, hung thủ lập tức bị bắt. Theo hồ sơ của cơ quan cảnh sát điều tra, y là Đinh Văn Son sinh năm 1981, dân tộc H’rê ở xã miền núi Sơn Cao- Sơn Hà- Quảng Ngãi, học vấn lớp 3/12, tính khí thất thường, theo người quen lên Đắk Lắk làm thuê.

Trong một cơn loạn thần cấp, Son vác dao chạy 2 ngày trời cho tới khi nghe văng vẳng có tiếng xúi giục “Chặt đi, chém đi!”, vừa lúc gặp Trâm và Hạnh tan trường đạp xe về, cứ thế y vung dao chém túi bụi. Vào trại tạm giam, Son ngày đêm bó gối ngồi đờ đẫn.

Nhận giấy triệu tập của Cơ quan cảnh sát điều tra TP Buôn Ma Thuột, bố Son từ quê lên xin gia đình hai nạn nhân Hạnh, Trâm tha thứ cho thằng con điên dại của mình. Ông hứa về quê sẽ thu xếp gửi lên cho nhà Trâm 2 triệu đồng, nhà Hạnh 10 triệu đồng để trang trải một phần chi phí điều trị.

Thương người cha nghèo khổ chất phác, cha mẹ Hạnh, Trâm đồng ý bãi nại. Son theo bố về quê. Chờ hơn một năm sau không thấy bố Son gửi tiền lên như đã hứa, gia đình hai nạn nhân nhờ công an Buôn Ma Thuột liên lạc giúp. Người nhấc điện thoại từ công an xã Sơn Cao bảo: Thằng Son về làng lấy vợ, đẻ một đứa con, hết điên rồi! Nhưng nhà nó nghèo lắm, năm nào xã cũng phải cứu đói. Đừng hy vọng lấy được đồng tiền bồi thường nào của nó, nhé !

Ai giúp trả lại gương mặt cho em

Bác sĩ Đặng Đức Lộc phó khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk lật lại từng trang hồ sơ bệnh án lập từ 3 năm trước cho Hạnh, trầm ngâm:

“Lâu nay thỉnh thoảng mẹ Hạnh đưa cháu lên đây. Tôi thương cháu, vẫn thăm khám miễn phí. Là người từng cố gắng vá lại mảng mặt đứt rời của Hạnh tôi biết rõ Hạnh từng có một gương mặt trái xoan rất xinh với sống mũi dọc dừa thanh tú, đôi môi rõ nét đầy đặn.

Tôi hỏi Hạnh: Cháu có sẵn sàng hợp tác, cho cô chụp ảnh tình trạng gương mặt của cháu hiện nay để cô email riêng xin ý kiến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia thẩm mỹ không?

Hạnh chấp nhận. Em khẳng định sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách khắc nghiệt nhất, để được trở lại cuộc sống bình yên như bạn bè trang lứa, với quyết tâm phấn đấu học giỏi, trở thành dược sĩ. 

Tôi hỏi Hạnh: Cháu có sẵn sàng hợp tác, cho cô chụp ảnh tình trạng gương mặt của cháu hiện nay để cô email riêng xin ý kiến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia thẩm mỹ không?

Hạnh chấp nhận. Em khẳng định sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách khắc nghiệt nhất, để được trở lại cuộc sống bình yên như bạn bè trang lứa, với quyết tâm phấn đấu học giỏi, trở thành dược sĩ.

Sau khi đọc email tôi gửi và xem kỹ loạt ảnh, tiến sĩ Y khoa Nguyễn Huy Thọ - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật chỉnh hình bệnh viện 108 điện thoại lại:

“Theo tôi, cháu Hạnh vẫn cần qua nhiều lần điều trị chỉnh sửa nữa mới có được gương mặt tương đối bình thường. Về chuyên môn, tốt nhất là để các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật tái tạo ở tuyến trên tiếp tục theo dõi. Về tài chính, dù Bảo hiểm y tế đã chi trả phần lớn, cháu vẫn cần nhận được nhiều nguồn giúp đỡ khác may ra mới đáp ứng được yêu cầu điều trị lâu dài”.

Cô Trần Thị Thanh Tâm - Chủ nhiệm lớp 11A6 nhận xét: Hạnh là học sinh chăm ngoan, đầy nghị lực. Sau khi trao đổi với mẹ em, tôi đề nghị nhà trường dành thêm cho em một suất học bổng, dù biết rằng sự động viên này vẫn quá nhỏ so với nỗi khổ em đang gánh chịu.

Cầm tay tôi, mẹ Hạnh thở dài: “Sang năm em nó đã đến tuổi làm chứng minh thư rồi, mặt mũi thế này, biết đến khi nào mới chụp ảnh dán thẻ được hả cô?”.

Nghe mẹ than, đôi mắt thông minh của Hạnh ựng đầy nước mắt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG