Làng đàn ông hát ru

Nghệ nhân Phạm Ngọc Thức đang say sưa hát ru trên biển
Nghệ nhân Phạm Ngọc Thức đang say sưa hát ru trên biển
TP - “Hát ru ở  Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) không chỉ đơn thuần là bà ru cháu, mẹ ru con, mà nét đặc sắc nhất của hát ru Cảnh Dương là ông ru cháu, cha ru con, anh ru em, bạn bè ru nhau... hay ru chính mình trước biển cả bao la mỗi khi ra khơi vào lộng” - nghệ nhân Phạm Ngọc Thức tự hào khi nói về nét riêng có trong hát ru của làng mình.

Lời ru trên sóng biển

Làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có lịch sử hình thành gần 400 năm, là một trong bát danh hương của Quảng Bình (8 làng nổi tiếng gồm Sơn, Hà, Cảnh (Cảnh Dương), Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim). Làng hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT, trong chống Pháp và chống Mỹ. Có lẽ vùng đất khắc nghiệt dưới chân dãy Hoành Sơn (đèo Ngang) đã tạo nên một Cảnh Dương độc đáo về giá trị tinh thần, phong phú về văn hóa mà không phải làng biển nào cũng có được.

Theo các bậc cao niên, Cảnh Dương cũng mang trong mình những nét văn hóa chung của nhiều làng biển khác như: múa bông chèo cạn, lễ hội cầu ngư, thờ cá voi… Nhưng đặc sắc nhất của Cảnh Dương là văn hóa hát ru. Bởi hát ru của Cảnh Dương, từ làn điệu, đến ca từ đều do chính người Cảnh Dương sáng tạo và truyền đời từ thực tế cuộc sống lao động nghề biển. Và hát ru của Cảnh Dương không chỉ phụ nữ hát mà cả đàn ông cũng hát, thậm chí đàn ông hát nhiều hơn.

“Nhiều người hỏi tui, sao người Cảnh Dương xưa không sáng tạo ra những làn điệu vui nhộn hơn mà lại là hát ru, nghe buồn buồn và da diết. Sau nhiều năm nghiên cứu, tui mới ngộ ra: Khi mới vào lập làng, những người Cảnh Dương xưa, trong tâm thức của họ luôn nhớ cha mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương… Để giải tỏa nỗi lòng lúc đó, không gì bằng những lời hát ru của mẹ. Và làn điệu hát ru cứ thế phát triển dần cho đến ngày nay”.    

Nghệ nhân 

Phạm Ngọc Thức

Theo nghệ nhân Phạm Ngọc Thức, năm nay đã 80 tuổi, người vừa được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian ưu tú: Hát ru của Cảnh Dương có từ thời thành lập làng. Trước sự khắc nghiệt của vùng đất “Ô Châu” (xứ sở của Quạ, hàm ý, nơi khắc nghiệt, thây chất đầy đồng), những di dân từ Bắc vào khai phá, định cư ở Cảnh Dương đã tự sáng tạo cho mình những làn điệu dân gian để động viên nhau trong cuộc sống lao động, hay tự răn mình trước những hiểm nguy rình rập.

“Nhiều người hỏi tui, sao người Cảnh Dương xưa không sáng tạo ra những làn điệu vui nhộn hơn mà lại là hát ru, nghe buồn buồn và da diết. Sau nhiều năm nghiên cứu, tui mới ngộ ra: Khi mới vào lập làng, những người Cảnh Dương xưa, trong tâm thức của họ luôn nhớ cha mẹ, nhớ nhà, nhớ quê hương… Để giải tỏa nỗi lòng lúc đó, không gì bằng những lời hát ru của mẹ. Và làn điệu hát ru cứ thế phát triển dần cho đến ngày nay” - cụ Thức lí giải về nguồn gốc làn điệu hát ru của Cảnh Dương.

Cũng theo cụ Thức, hát ru của Cảnh Dương có rất nhiều làn điệu, khi du dương lắng đọng, khi ồn ào như những con sóng dạt xô. Và  không chỉ đơn thuần là bà ru cháu, mẹ ru con, mà nét đặc sắc nhất của hát ru Cảnh Dương là ông ru cháu, cha ru con, anh ru em, bạn bè ru nhau... Hay ru chính mình trước biển cả bao la mỗi khi ra khơi vào lộng.

Lý giải điều này, cụ Thức lấy ví dụ: Vợ chồng mới cưới nhau, ra ở riêng và có một đứa con thơ. Người chồng đi biển về có mớ cá vợ đi chợ bán, chồng ở nhà thì phải ru con. Làn điệu lúc này nghe du dương lắng đọng: “Một mình anh cả chống liền chèo, lấy ai tát nước sang chèo cho anh. Sông cùng mà biển không cùng, trời cao có hảm anh hùng mãi đâu. Lấy em thấy đói đừng lo, tay anh tát nước, miệng anh hò
kéo neo…”.

Làng đàn ông hát ru ảnh 1

Tiến ra biển.

Còn khi lao động, lênh đênh trên biển, nhớ người yêu, nhớ vợ con, nhớ quê hương đất liền... những ngư phủ cất lời ru để ru bạn thuyền và ru chính tâm trạng của mình giữa trùng khơi biển cả. Lời ru lúc này không còn những giai điệu à ơi, ru hỡi hời, ru ngọt ngào, đầm ấm như thường lệ mà mang một giai điệu rất riêng: “Ra đi thì khổ mình ta/ Ở nhà thì khổ cả bà liền con.., Bôồng bôổng bôông bôông. Trông ra ngoài biển lu mù/ Thấy anh câu đục câu đù em thương/ Hò hẻ hò hè bôồng bôổng bôông bôông/ Đêm qua anh gối tay nàng/ Ngày nay ra biển, anh gối đàng giây neo/ Hò hẻ hò hè, bôồng bôổng bôông bôông…

Lời ru cuộc sống

Theo cụ Thức, hát ru của Cảnh Dương xuất phát từ cuộc sống lao động nên hầu như các mối quan hệ trong cuộc sống đều được người Cảnh Dương “ghi lại” bằng những lời hát ru. Từ mối quan hệ làng xóm, gia đình, anh em, vợ chồng, tình yêu trai gái, kinh nghiệm đánh bắt… đều hiện hữu trong mỗi lời hát ru ở Cảnh Dương.

Làng đàn ông hát ru ảnh 2

Tuổi đã cao nhưng nhiều lão ngư làng biển Cảnh Dương vẫn ra bờ đánh bắt và hát ru cho nguôi nỗi nhớ biển.

Cụ Thức kể một câu chuyện huyền tích về một lời ru cổ: Ngày xưa có hai anh em trai, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Họ rất nghèo, chắt chiu mãi mới lấy được vợ. Ngày ngày họ cùng ra biển kiếm sống. Từ ngày lấy vợ, người anh thêm siêng năng, cần cù nên tôm cá dồi dào. Trái lại, người em lười nhác, chỉ quanh quẩn gần bờ nên quanh năm đói rách… Từ đó anh em sinh lòng đố kỵ. Chị dâu thương em chồng, muốn mách cho em biết ngư trường của anh nhưng lại sợ chồng mắng. 

Chị liền nghĩ ra bài hát ru con để ngầm mách cho em chồng. Lời ru rằng: “Lối la… ba hỡi… Lối la. Đã mất giấc ngủ lại xa đường chèo. Không bằng cật xước, làng leo. Đã nhẹ đường chèo còn được gạo ăn”… Người em nghe chị dâu hát, biết anh trai đang đánh bắt cá ở lối la (vùng biển phía ngoài đảo La) cũng dông thuyền ra đó. Anh em đánh bắt gần nhau ngoài biển cả bao la  nên rất cần sự hỗ trợ cho nhau, những hiềm khích từ đó cũng được gỡ bỏ. Họ lại thuận hòa như xưa, cùng nhau đánh bắt cá tôm, xây dựng cuộc sống gia đình.  

Trải qua gần 400 năm hình thành, làng biển Cảnh Dương nay là một làng biển trù phú, đoàn kết, tương thân, tương ái. Đội tàu cá của làng là một trong những đội tàu mạnh nhất của tỉnh Quảng Bình đủ sức vươn khơi, vươn xa đến tận Hoàng Sa, Trường Sa. Những lời ru mộc mạc ấy quyện với mặn mòi của biển, thấm vào máu của bao thế hệ người Cảnh Dương, cứ thế họ cất lên trong những chuyến ra khơi vào lộng.

Cũng theo cụ Thức, hát ru của Cảnh Dương có rất nhiều làn điệu, khi du dương lắng đọng, khi ồn ào như những con sóng dạt xô. Và  không chỉ đơn thuần là bà ru cháu, mẹ ru con, mà nét đặc sắc nhất của hát ru Cảnh Dương là ông ru cháu, cha ru con, anh ru em, bạn bè ru nhau... Hay ru chính mình trước biển cả bao la mỗi khi ra khơi vào lộng. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.