Vị tướng biên phòng bị 'vợ bắt'

Thiếu tướng Đinh Hồng Đe
Thiếu tướng Đinh Hồng Đe
TP - Ông là một trong những vị tướng người dân tộc Tây Nguyên. Với người dân tộc Giẻ Triêng, ông là niềm tự hào bất tử. Xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, Kon Tum quê hương ông nằm bên dòng sông Thanh giáp tỉnh Atapư - Lào và dốc Cổng Trời.

Ông là Thiếu tướng Đinh Hồng Đe (A Đe) người dân tộc Giẻ Triêng, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, là đại biểu Quốc hội khóa XI và XIII, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Kon Tum.

Thiếu tướng Đinh Hồng Đe
Thiếu tướng Đinh Hồng Đe.

A Đe thành Đinh Hồng Đe

Thiếu tướng Đinh Hồng Đe giống như cây rừng đại ngàn, chắc nịch, nói ngắn gọn: “Mình về hưu năm 2009. Tháng 2-2011 được bầu làm Chủ tịch Hội CCB tỉnh”.

A Đe sinh ra trong gia đình Jẻ Triêng ở Đăk Blô có truyền thống cách mạng. Ông không nhớ chính xác bao nhiêu tuổi thì đi làm liên lạc, tiếp tế cho cách mạng, nhưng ở tuổi chăn bò, chăn trâu mỗi sáng vào rẫy nương, trong gùi bao giờ cũng có cơm, muối…mang theo tiếp tế bộ đội.

Huyện Đăk Glei có những địa danh lịch sử ác liệt như Ngọc Linh, Đăk Nhoong, Đăk Blô, Đăk Pét, Đăk Long… Ngày còn nhỏ, già làng từng kể cho con cháu về những phiến đá rất to, nằm ở một bãi bằng trên đỉnh Ngọc Linh, dốc Cổng Trời, quanh năm mây mù bao phủ. Không biết đã có mấy người lên tới đỉnh, nhưng theo các già làng thì nơi đó cao lắm.

Năm 1963, A Đe làm du kích. Việc của rừng núi, con suối, cái cây A Đe rất giỏi, rất thạo từ nhỏ. A Đe len lỏi trong những triền suối, bụi cây nhanh như con cheo, con sóc.

Tháng 10-1965, A Đe thoát ly vào lực lượng An ninh vũ trang tỉnh Kon Tum. Ông đưa tay chỉ về phía sau cửa sổ: Hồi Mậu Thân 1968, đơn vị An ninh vũ trang đã đánh vào giải phóng trại giam Kon Tum…lúc đó mình là cán bộ Đại đội C1 An ninh vũ trang.

Cũng năm 1968, A Đe có một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời binh nghiệp để sau này có tên là Đinh Hồng Đe. Thời đó, người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều ở Quảng Ngãi, Quảng Bình lấy họ Hồ của Bác Hồ, người Ba Na, Jơrai lấy họ anh hùng Núp (Đinh Núp), nhưng họ của A Đe mang là họ “Đinh” của người Trung đội trưởng, ân nhân đã hy sinh cứu mạng cho A Đe.

Trong lần hành quân đánh giặc, máy bay Mỹ bỏ bom rải thảm đường Trường Sơn đoạn từ dốc đèo Lò Xo đến Cổng Trời, A Đe là Tiểu đội trưởng đi phía sau lưng Trung đội trưởng Đinh Đen người Quảng Ngãi. Bom thả xuống sát bên lưng A Đe, Trung đội trưởng Đinh Đen nhanh như chớp, chụp lấy A Đe đẩy xuống miệng hầm trước, còn ông ngã đè lên A Đe để che chắn.

Trung đội trưởng Đinh Đen bị thương rất nặng vùng phía sau đầu, A Đe cõng thủ trưởng chạy băng rừng đến trạm phẫu B3 nằm tiếp giáp biên giới nước bạn để cấp cứu. Sau đó, A Đe quay về đơn vị chiến đấu, ông không liên lạc được với người thủ trưởng. Nhiều lần ông hỏi thăm tin tức, nhưng không ai biết thông tin.

Cho mãi đến ngày hòa bình, A Đe hỏi tìm người thủ trưởng cũ thì mới biết ông đã hy sinh, ngay sau khi A Đe đưa đến trạm phẫu. Đau buồn, A Đe quyết định mang họ của Trung đội trưởng Đinh Đen.

Sau giải phóng, ông trải qua nhiều chức vụ công tác tại Đồn Biên phòng 673 ở Kon Tum, đến năm 1995, ông là Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum. Từ 2004 đến 2009, ông là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh BĐBP, và là vị tướng duy nhất của dân tộc Giẻ Triêng.

Cổng Trời và buôn làng Đăk Blô
Cổng Trời và buôn làng Đăk Blô.

A Đe bị “vợ bắt”

Các cô gái dân tộc Giẻ Triêng phải biết chặt 100 bó củi gỗ dẻ về chất bên nhà thì mới có người thương. Con gái Giẻ Triêng từ lúc lên 10 tuổi đã được mẹ dạy bảo những việc chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân sau này. Cô gái được mẹ dạy dệt vải để may áo cho mình và làm của hồi môn tặng chồng, cha mẹ chồng trong ngày cưới.

Đúng một năm sau, thượng úy Đinh Hồng Đe về nghỉ phép tổ chức lễ cưới tại làng suốt mấy ngày đêm với thịt heo, trâu, bò, chuột và rượu cần. Cô gái Y Nuỗi lấy củi hứa hôn ra đốt thịt đãi dân làng vì bắt được chồng trong niềm vui khôn tả.

Cô gái phải thường xuyên vào rừng, chọn chặt mang về nhà những bó củi đẹp, đều, dài 6-8 tấc, gọi là “Củi hứa hôn”, “Củi cưới”. Khi chuẩn bị những bó củi đó, cô gái chưa hề hứa hôn với chàng trai nào. Củi hứa hôn chất ở đầu gian nhà, chỉ ngầm chứng tỏ cho trai làng biết nhà có cô gái giỏi giang, chịu thương chịu khó, muốn bắt chồng.

Những bó củi của cô gái càng đều, càng óng nuột thì cô càng được trai làng để ý và như thế cô sẽ dễ chọn cho mình người chồng ưng bụng nhất. Củi chuẩn bị cho lễ cưới phải đủ 100 bó, thường là loại gỗ dẻ, là loại củi cháy đều, than đượm. Củi này sẽ được nhà gái dùng để đốt lên, nướng 100 chú chuột đồng khô là lễ vật chàng trai mang đến mời dân làng trong ngày cưới.

Ông chủ tịch xã Đăk Blô sau ngày giải phóng, có cô con gái tên Y Nuỗi, đến tuổi bắt chồng, cô đã chặt đủ trăm bó củi rất đẹp chất ở đầu nhà khá lâu, nhưng trai làng vẫn chưa có ai lọt được vào mắt nàng.

Cuối tháng 2-1977, anh sĩ quan bộ đội Biên phòng A Đe về nghỉ phép thăm nhà 20 ngày, đến ngày thứ 18, anh lên Ủy ban xã xin dấu chứng nhận. Ông Chủ tịch xã tươi cười thăm hỏi: “Sao mày chưa lấy vợ?”- A Đe bối rối gãi đầu, gãi tai nói bừa: “Tại có ai thương đâu mà lấy”. Ông Chủ tịch tấn công: “Mày thấy con Y Nuỗi nhà tao có được không?”. A Đe mặt đỏ bừng.

Từ nhỏ, A Đe không lạ gì Y Nuỗi, nhưng bao nhiêu năm đi bộ đội, anh học được khá nhiều điều. Anh muốn vượt qua dốc Cổng Trời để lấy vợ nơi xa...

Khổ nỗi, bố anh chỉ có anh là con trai, ông cương quyết bắt phải có vợ người cùng làng. Nay Chủ tịch xã đặt vấn đề, ký xong giấy nghỉ phép, ông dẫn luôn A Đe về nhà. Y Nuỗi mắc cỡ chín người như trái sung già, tay chân luống cuống bê ché rượu cần ra mời A Đe suýt nữa thì bị ngã.

Theo tập tục người Giẻ Triêng, nếu A Đe chịu uống rượu cần để cho Y Nuỗi châm thêm nước vào và cùng uống chung ché, là chấp nhận lời cầu hôn. A Đe uống ngon lành, anh đã quyết định nghe theo lời bố…lấy vợ cùng làng.

Hôm sau nhà Y Nuỗi sang nhà A Đe bàn tính chuyện kết sui và báo cho già làng biết tại nhà rông. A Đe xin thêm…2 ngày phép nối dài của tháng 2, để làm các thủ tục “bắt chồng” của Y Nuỗi và đãi tiệc dân làng. Làng Đăk Blô quê hương ông ngày ấy thật sự là một ngày hội lớn. Ai cũng gác việc để vui say với cặp trai gái nên nghĩa vợ chồng.

Đúng một năm sau, thượng úy Đinh Hồng Đe về nghỉ phép tổ chức lễ cưới tại làng suốt mấy ngày đêm với thịt heo, trâu, bò, chuột và rượu cần. Cô gái Y Nuỗi lấy củi hứa hôn ra đốt thịt đãi dân làng vì bắt được chồng trong niềm vui khôn tả.

Giờ thì Thiếu tướng về hưu sống ở TP Kon Tum và có 4 người con đã trưởng thành. Hai con trai đang tiếp tục sự nghiệp cha làm bộ đội Biên phòng, một con trai làm Công an huyện Đăk Glei và con gái út Y Thùy đang học ngành Y tại Đại học Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk).

Củi hứa hôn của thiếu nữ Giẻ Triêng
Củi hứa hôn của thiếu nữ Giẻ Triêng.
 

Có con đường mang tên Đinh Hồng Đe

Trong chuyến vượt đèo dốc đến Đăk Blô, men theo sông Thanh sang Atapư đất bạn Lào, làm công tác xã hội, Đại tá Quốc - Phòng tổng hợp - Bộ Tư lệnh BĐBP phía Nam cho biết: Con đường từ ngã ba QL 14 (đường Hồ Chí Minh) lên đây khoảng 27 cây số đèo dốc, là con đường mang tên Tướng A Đe (Đinh Hồng Đe).

Có lẽ ông cũng là người hiếm hoi được đặt tên một cung đường quốc phòng rất quan trọng qua dốc Cổng Trời và tại quê hương ông khi đang còn làm Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kon Tum. Ông kể: Hồi trước, muốn lên Đăk Blô, Sông Thanh phải đi mất cả ngày.

Toàn đèo dốc, rừng rậm. Mùa mưa rất khó đi. Mình ra Hà Nội xin Bộ Quốc phòng, Chính phủ cho tiền làm một con đường nhựa, xin điện, nước cho bà con, bộ đội biên phòng.

Tổng kinh phí dự án được cấp hồi đó 32 tỷ, lớn lắm. Bà con dân làng có đường để xuống huyện, bộ đội đi lại dễ dàng. Người Xê Ka Máng (tỉnh Atapư - Lào) cũng nhờ đường này qua lại trao đổi hàng hóa ở cửa khẩu Sông Thanh. Bà con đặt luôn tên đường là A Đe.

Ngọc Linh, Kon Tum mùa mưa 2011

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG