An toàn thực phẩm và trách nhiệm truyền thông

An toàn thực phẩm và trách nhiệm truyền thông
An toàn thực phẩm (ATTP) luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Đây cũng là một chủ đề chính được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện báo chí, truyền thông trong những năm gần đây, giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hằng ngày, đồng thời đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện, thực tế vẫn còn tình trạng thông tin về ATTP thiếu khoa học, thiếu chính xác, thậm chí thông tin nhằm phục vụ mục đích không trong sáng, vụ lợi, được “cường điệu hóa”. Đáng chú ý, báo chí truyền thông, qua những bài viết giàu tính phát hiện, cũng đã cảnh báo về quy trình sản xuất nông nghiệp không an toàn.

Trong thời đại thông tin bùng nổ, sự phát triển của mạng xã hội thì những biến tướng này càng trở nên đáng sợ và lan rộng. Điều này cho thấy, trách nhiệm to lớn của báo chí chính thống không chỉ phải cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ, giúp công chúng có kiến thức tiêu dùng mà còn phải là những cơ quan giúp Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp định hướng, dẫn dắt dư luận và giảm tin đồn thất thiệt, các luồng dư luận xấu.

Trong buổi hội thảo có chủ đề về an toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học mới được tổ chức ở Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua, một chuyên gia nước ngoài đã thẳng thắn cho rằng, việc không cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về những tiêu chí đánh giá này đã làm tăng sự lo lắng của người dân và dẫn tới những hiểu lầm tai hại trong sản xuất thực phẩm nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung.

MỚI - NÓNG