Báo cáo về đất bãi bồi ven sông, ven biển còn sơ sài

Báo cáo về đất bãi bồi ven sông, ven biển còn sơ sài
TPO - Ngày 22-5, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT) cho biết, đến nay chỉ mới 39/63 tỉnh, thành có báo cáo về việc kiểm tra, rà soát quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ven biển.

> Hải Phòng dừng thu hồi đất nuôi trồng thủy sản

Trong khi đó, thời hạn yêu cầu là trước 29-3, để Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng như yêu cầu trước đó sau vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng).

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, báo cáo của các tỉnh, thành cả nước về sự việc trên rất chậm, chất lượng rất thấp, không đạt cầu của bộ, ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp báo cáo Thủ tướng.

Trong số 39 tỉnh, thành có báo cáo, có 25 địa phương báo cáo số liệu còn sơ sài, chưa đủ nội dung thể thiện việc quản lý và sử dụng đất của địa phương (có 3 địa phương là Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh báo cáo khá đầy đủ).

14 tỉnh thành còn lại như Bạc Liêu, Bình Thuận, Cần Thơ, TP. HCM, Bình Phước, Nghệ An… báo cáo chưa có số liệu, chỉ nói chung chung, vỏn vẹn ít dòng.

Trong 23 tỉnh, thành chưa báo cáo, nhiều địa phương có diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển khá lớn, nhưng đến nay vẫn chậm trễ như: Hà Nội, Nam Định, Hà Tĩnh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Ninh Thuận, Quảng Ngãi...

Theo kết quả kiểm kê năm 2010, cả nước có tổng diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển là hơn 744 nghìn ha (trong đó, diện tích đất mặt nước ven biển là 54 nghìn ha, diện tích đất dùng nuôi trồng thủy sản hơn 690 ha), chiếm khoảng 2,63% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước. Tuy nhiên, theo Tổng cục Quản lý Đất đai, do phương pháp xác định chưa chuẩn, nên diện tích còn chưa chính xác.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Vân, Phó Chánh thanh tra Tổng cục Quản lý Đất đai cho biết, việc rà soát, điều chỉnh biến động, giao đất, cắm mốc đất bãi bồi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Loại đất này thường có sự biến động, phụ thuộc vào dòng chảy của các sông, thủy triều liên xuống.

Một số sai phạm chủ yếu đối với loại đất bãi bồi chủ yếu là sử dụng sai mục đích. Thực tế, đây là loại đất nông nghiệp nhưng người dân sử dụng vào mục đích khác, như tập kết vật liệu. Mặt khác, do diện tích thường xuyên thai đổi, nên việc lấn chiếm, tranh chấp ranh giới hay xảy ra. Một số nơi, người dân tự ý chuyển đổi, chuyện nhượng loại đất này...

Theo ông Vân, bước đầu, một số địa phương có nhiều đất bãi bồi cũng kiến nghị, cần tăng thời hạn giao,cho thuê đất trên vì thời hạn tối đa 20 năm (theo Luật Đất đai việc cho thuê trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hồ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 20 năm) là chưa phù hợp với quá trình đầu tư và khai thác để cho hiệu quả.

Ông Vân yêu cầu, các tỉnh cần phải cáo khẩn trương về Bộ, đầy đủ ba nội dung chính là tổng diện tích bãi bồi ven sông, ven biển; hình thức giao, cho thuê cụ thể ra sao, đối tượng được giao, thời gian như thế nào.

"Dự kiến, thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức một số đoàn đi kiểm tra cụ thể một số địa phương có diện tích bãi bồi lớn, còn vướng mắc chưa xử lý được”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.