Cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế ở Việt Nam

Quả và vỏ mắc ca.
Quả và vỏ mắc ca.
TPO - Quả Macadamia hay còn gọi là quả mắc ca được biết đến là loại hạt ngon nhất, có vỏ cứng nhất, tốn nhiều công chăm sóc nhất và là một trong những loại hạt đắt nhất thế giới. Đây là loại hạt quý hiếm giá đắt được mệnh danh là “hoàng hậu” trong các loại hạt khô.

Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2.000 ha và có trên 10 giống mắc ca phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc. Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha ở Tây Bắc. Dự kiến đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.

Thực tế canh tác cho thấy, một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả và với giá hiện là 15 USD/kg hạt, Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế mà người ta gọi mắc ca là cây “tỷ đô”.

Theo PGS. TS Phạm Đức Tuấn - Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây thì cây mắc ca yêu cầu nhiệt độ phải dưới 17 độ C để phân hóa mầm hoa và yêu cầu độ ẩm thấp khi hoa nở. Điều này có nghĩa không phải vùng khí hậu nào cũng thích hợp. Đó là lý do mà gần 100 năm qua trên thế giới mới chỉ có khoảng 80.000 ha trồng mắc ca.

Hạt mắc ca tròn như hạt nhãn, bên trong lõi có màu kem sữa và láng bóng, đường kính hạt từ 2-3cm. Hạt có vị thơm mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng bởi mắc ca có chứa hàm lượng chấy béo cao. Do hạt mắc hiếm, phải nhập từ thị trường châu Úc nên có giá đắt. Hiện nay một số vùng ở Việt Nam đã trồng được mắc ca, trong đó có hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam được đánh giá là phù hợp để phát triển cây mắc ca.

Mắc ca là loại cây quả khô quý hiếm, nhân của Mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, hạt điều, hạnh nhân… Trong dầu mắc-ca có chứa tới 87% axit béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được.

Vỏ mắc ca dùng làm thuộc da và chế biến thức ăn chăn nuôi, thành phần hữu ích chính của quả mắc ca là phần nhân được xếp vào hàng thượng phẩm trong “kho hạt” phong phú của xứ sở bánh ngọt phương Tây. Mắc ca có vị béo, ngọt, giòn tan, trung hòa gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, thường được dùng để ăn sống, luộc hoặc xào nấu. Từ lâu mắc ca đã được đưa lên bàn ăn của các gia đình giàu có hoặc yến tiệc sang trọng.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.