Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuyển được xem là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Vậy điều gì tạo nên doanh nhân Đào Hồng Tuyển của hôm nay? Phải chăng như chính ông từng khẳng định:

“làm những việc người khác chưa nghĩ tới, hoặc có nghĩ tới nhưng không dám làm”

 

Từ người lính của đoàn tàu Không số đến chúa đảo tuần châu

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Đào Hồng Tuyển là thiếu sinh quân, là chiến sỹ trẻ nhất tham gia Đoàn tàu Không số huyền thoại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Hiện ông là Phó Chủ tịch thường trực Hội cựu binh Đoàn tàu Không số anh hùng

1977 - 1980: Ông là chiến sỹ tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở chiến trường Campuchia.

1981 - 1988: Thành lập các cơ sở chế biến bia, nước giải khát, cung cấp khoảng 80% nhu cầu thị trường TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Hà Nội, Hải Phòng.

1988: Phó tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

1992: Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Xuất nhập khẩu khoa học kỹ thuật thuộc Viện Khoa học Việt Nam.

Từ 1997: Thành lập Công ty TNHH Âu Lạc, bắt tay thực hiện Dự án Khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu - Hạ Long.

Đến nay, ông là chủ duy nhất sở hữu tài sản trên đảo Tuần Châu và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh được thành lập dưới hình thức công ty gia đình với 95% vốn tự có.

Cảng du thuyền quốc tế Tuần Châu hiên là cảng biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, là nơi neo đậu an toàn, khang trang hiện đại đẳng cấp quốc tế cho phát triển du lịch tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

 

những lần“điên rồ”

 

Ông Tuyển kể, lần thứ nhất ông bị coi là điên rồ khi làm đường ra đảo Tuần Châu. Lần thứ hai là khi xây Cảng tàu quốc tế, Và lần thứ ba, khi bắt tay xây dựng Bến du thuyền nhân tạo lớn nhất Việt Nam...

 

Trong một lần nói chuyện tại một trường đại học ở Sài Gòn, có sinh viên đã hỏi Đào Hồng Tuyển: “Ca dao có câu: ‘Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa.’ Em là con nhà nông dân nghèo, chả lẽ cả đời chúng em chỉ đi làm thuê, làm mướn, không có cơ hội đứng lên làm chủ?” ông đã nói với các bạn sinh viên rằng: “Trong cuộc đời con người ta có hai loại vốn: Vốn vô hình và vốn hữu hình. Hữu hình là tiền bạc, nhà cửa, đất đai, xe cộ… Vốn vô hình là trí tuệ. Vốn vô hình sẽ làm ra vô số cái hữu hình. Vốn hữu hình không thể sản sinh vốn vô hình, không thể mua được, tiền bạc không thể mua được trí tuệ.”

"Bắt đầu từ đâu?" Chúa đảo luôn đặt câu hỏi này trong mỗi việc làm, ông cho rằng, trong cuộc đời con người, nếu bắt đầu đúng thì đến đích rất nhanh, nếu bắt đầu sai thì cả đời chẳng bao giờ đến đích.

“Tôi làm những cái mà thiên hạ chưa làm. Hoặc làm những cái mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được.”

“Giàu sang mấy thì cũng chỉ có thể ăn cơm ngày ba bữa, ngủ trên một chiếc giường… chứ có dùng nhiều hơn người khác được đâu! Gieo trồng quả ngọt là để dâng tặng cho đời – đó chính là tâm nguyện của tôi”

“Trong đời doanh nhân, tôi đã vượt qua một bãi chông gai và cả một biển đau thương”.

Tháng 8/2015, sau trận mưa lũ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người và tài sản quảng Ninh, Chúa đảo đấu giá "siêu xe" Rolls-Royce Phantom cho Quỹ cứu trợ của địa phương với số tiền đấu giá được 9 tỷ đồng. Trước đó, ông Tuyển cũng gửi công văn tới chính quyền địa phương đề nghị phục vụ miễn phí nhân dân bằng 1.000 phòng ngủ khách sạn 3-4 sao, có hệ thống nhà ăn, điện nước sinh hoạt đầy đủ đáp ứng nhu cầu ăn ở của 10.000 người trước trận lũ lịch sử.

Khi GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, ông Tuyển xin tặng ngôi biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD, tuy nhiên, giáo sư không nhận làm tài sản riêng và chuyển thành “Vườn ươm tài năng của toán học Việt Nam".

Tháng 3/2011, ông Đào Hồng Tuyển tặng1 triệu USD cho nhân dân Nhật Bản khắc phục thảm họa sóng thần và là cá nhân có số tiền ủng hộ lớn nhất.

Chương trình Xuân 2003, ông Tuyển đã tham gia đấu giá Tấm thiệp khổng lồ do các học sinh trường Trần Quốc Toản Hà Nội sáng tạo. Như MC Lại Văn Sâm chia sẻ, ban đầu chỉ nghĩ tấm thiệp đạt được mức giá vài chục triệu đồng, nhờ ông Tuyển đẩy lên, tấm thiệp có mức giá lên tới 600 triệu đồng. Điều đáng nói là đến lúc gần kết thúc, chỉ còn 2 người, ông xin dừng và nhường cho "đối thủ", và xin được ủng hộ số tiền 600 triệu đồng mà ông đã đề nghị đấu giá đến lúc đó. Như vậy, quỹ này được gấp đôi số tiền dự kiến ban đầu.

Tuy nhiên, trên tất cả những câu chuyện từ thiện có thể gọi tên, điều đáng kể nhất là việc ông Đào Hồng Tuyển đã tạo ra cả triệu việc làm cho người dân Quảng Ninh, mang lại cuộc sống ổn định và một tương lai tươi sáng cho họ. Ông cũng không quên tình cảm dành cho những người đồng đội.

"Những đồng đội của tôi, sau mười mấy năm chiến đấu kiên cường, hy sinh thầm lặng trên biển, họ vẫn tiếp tục thầm lặng hy sinh sau chiến tranh vì họ không kịp hội nhập được với đất liền do không có nghề nghiệp, do thiếu vốn… Tôi đã trăn trở rất nhiều và quyết định thành lập Công ty này để có thể giúp đỡ những Cựu chiến binh Đoàn tàu Không số, giúp gia đình họ có việc làm để bù đắp phần nào những cống hiến, hy sinh của họ vì Tổ quốc, vì nhân dân."