Dỡ bỏ nhà máy xây dựng không phép

Dỡ bỏ nhà máy xây dựng không phép
TP - Ngày 12-7, UBND tỉnh Quảng Ninh họp với các sở, ngành liên quan và TP Móng Cái về việc xử lý vi phạm xây dựng trái phép Dự án sản xuất tinh bột Volfram xuất khẩu tại xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái (Quảng Ninh) của Công ty CP Hoàng Thái.

> Hà Nội: 1.700 sai phạm về xây dựng

Năm 2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cùng liên ngành, TP Móng Cái đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chủ trương và địa điểm đầu tư dự án sản xuất tinh bột Wolfram (ATP) xuất khẩu của Công ty CP Hoàng Thái với hình thức đầu tư trong nước.

UBND tỉnh đã có văn bản không đồng ý đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng liên ngành và TP Móng Cái. Tuy nhiên, Công ty Hoàng Thái vẫn tự ý triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất tinh bột Wolfram tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa.

Đồng thời, Công ty này đã vận chuyển về đây một khối lượng lớn khoảng 5.000 tấn quặng và chất phụ gia khác ảnh hưởng môi trường của khu vực, gây bức xúc trong nhân dân.

Tháng 4-2012, UBND tỉnh chỉ đạo TP Móng Cái đình chỉ hoạt động xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột trái phép này, yêu cầu xử lý làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Đến thời điểm này TP Móng Cái đã xử lý 7 tập thể, 8 cá nhân liên quan sự việc trên. Đồng thời, yêu cầu Công ty CP Hoàng Thái tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép, di chuyển số quặng và các chất phụ gia ra khỏi địa bàn tỉnh trước ngày 30-7.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.