Khởi công đường cao tốc lớn nhất miền Nam

Khởi công đường cao tốc lớn nhất miền Nam
TP - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Bộ GTVT tổ chức tại TPHCM ngày 19/7.

Theo ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng Cty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, chủ đầu tư), công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 100 km/giờ, quy mô 4 làn xe, trong đó có 2 làn dừng khẩn cấp.

Tuyến đường có chiều dài hơn 57km đi qua các tỉnh Long An, TPHCM và Đồng Nai. Điểm đầu của dự án là điểm giao giữa đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và đường vành đai 3. Điểm cuối giai đoạn 1 là nút giao với Quốc lộ 51 và giai đoạn 2 là nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.


Bến Lức - Long Thành là dự án đường cao tốc lớn nhất phía Nam với tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn I) là hơn 1,6 tỷ USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Nhật Bản là hơn 1,2 tỷ USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước. 

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, công trình này có ý nghĩa rất quan trọng về phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh của khu vực phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, công trình tạo thành tuyến hành lang kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mê Công mở rộng từ Bangkok (Thái Lan) qua Phom Penh (Campuchia), TPHCM đến Vũng Tàu. 

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung giải phóng mặt bằng đúng tiến độ và thực hiện đúng các chính sách bồi thường giải tỏa, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GTVT và chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo quá trình thi công được thực hiện theo đúng cam kết. Các nhà nhà thầu thi công, tư vấn giám sát phải thực hiện đúng cam kết. Ai làm không đúng phải thay đổi, phải bị xử phạt.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.