Khu Quản lý đường bộ II nỗ lực đổi mới

Khu Quản lý đường bộ II nỗ lực đổi mới
TPO - Năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân Khu quản lý đường bộ (QLĐB) II đã đoàn kết nhất trí phát huy tối đa nguồn lực, được sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục ĐBVN và Bộ GTVT Khu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Khu Quản lý đường bộ II nỗ lực đổi mới

TPO - Năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân Khu quản lý đường bộ (QLĐB) II đã đoàn kết nhất trí phát huy tối đa nguồn lực, được sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục ĐBVN và Bộ GTVT Khu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Trong hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 diễn ra ngày 27/12, tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Tổng Giám đốc Khu QLĐB II cho biết: ngay từ đầu năm 2013 Khu đã chủ động lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2013 trình Tổng cục. Đến nay, Khu đã triển khai, thực hiện nghiêm Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các Quy định khác về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành; từng bước nâng cao chất lượng và đi vào nếp. Công tác phân bổ vốn bảo trì đường bộ được cân đối hợp lý, minh bạch, cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho các đơn vị.

.

Khu được Tổng cục ĐBVN giao quản lý 18 tuyến QL với chiều dài hơn 2.375km. Với nguồn vốn tạm giao kế hoạch chi từ quỹ bảo trì đường bộ Trung ương năm 2013 là 163.725 tỷ đồng. Trong năm 2013, Khu đã tập trung khắc phục khó khăn thực hiện tốt các chỉ đạo của Tổng cục về các công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên, công tác sửa chữa định kỳ, công tác sửa chữa đột xuất, công tác kiểm soát tải trọng xe, công tác an toàn giao thông.

Ngay từ đầu năm Khu QLĐB II đã triển khai Hợp đồng đặt hàng thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên 18 tuyến QL và quản lý, bảo quản phương tiện VTDP của Bộ GTVT với tất cả 4 Công ty Cổ phần và 7 công ty TNHH MTV và 4 công ty cổ phần trực tiếp quản lý các tuyến quốc lộ theo đơn giá được Tổng cục phê duyệt.

.

Công tác đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì đường bộ đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đã hoàn thiện việc bố trí 08 Văn phòng hiện trường và chỉ đạo các Văn phòng hiện trường thực hiện việc kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên hàng tháng đối với các Công ty với hình thức chấm điểm theo các tiêu chí quy định của Bộ GTVT, còn khâu nghiệm thu thanh toán công tác bảo dưỡng thường xuyên cho các đơn vị, Khu QLĐB II vẫn thực hiện hàng quý.

Về công tác kiểm tra hiện trường, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Tổng cục ĐBVN “lấy con đường là trung tâm”, Khu QLĐB II đã bố trí các lãnh đạo của Khu dành thời gian từ 30-50% đi kiểm tra tình hình cầu đường và các tuyến, làm việc với địa phương và các cơ quan có liên quan dọc tuyến; các Văn phòng hiện trường bố trí cán bộ thường trực tại Văn phòng để nắm thông tin về cầu đường, an toàn giao thông và an toàn công trình kịp thời báo cáo về lãnh đạo Khu.

.
..

Do điều kiện đặc thù, Khu QLBĐII được giao quản lý nhiều tuyến QL đi qua địa hình đồi núi hiểm trở, địa chất phức tạp, hay xảy ra sự cố sạt lở gây ách tắc giao thông khi mưa bão. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 14 cơn bão, nhiều cơn bão đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc gây mưa lớn làm sụt lở, hư hỏng nhiều tuyến đường như QL.2, QL.3, QL.6, QL.43, QL.279.

Tuy nhiên, khi có bão, Khu đều tổ chức trực đảm bảo giao thông 24/24h; tại các khu vực trọng điểm sụt lở lớn, tắc giao thông đều cử đoàn công tác do lãnh đạo Khu làm trưởng đoàn trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo các Công ty tập trung máy móc, nhân lực hót sụt, khắc phục hậu quả lũ bão, phối hợp chính quyền địa phương tổ chức điều hành và phân luồng giao thông, thông xe trong thời gian sớm nhất.

Công tác kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ cũng được Khu quan tâm và sát sao chỉ đạo thực hiện. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục ĐBVN Khu QLĐBII đã phối hợp với Tổng cục ĐBVN, các Sở giao thông vận tải các tỉnh thực hiện triển khai kế hoạch liên ngành kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ 5, 10, 18,70.

Ngoài ra, công tác tổ chức, cán bộ và lao động; công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện luật “phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; công tác tài chính kế toán, công tác chăm sóc sức khỏe, phong trào công nhân… đạt nhiều kết quả khả quan.

.
..

Ghi nhận những nỗ lực mà Khu QLĐB II đã đạt được năm 2013, đồng chí Nguyễn Đức Thắng nhận định: công tác quản lý bảo trì có nhiều chuyển biến tích cực, các tuyến đường do khu quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đặc biệt có nhiều tuyến đường chất lượng được cải thiện đáng kể như tuyến QL.6, QL.70.

Tuy nhiên, nhiều đoạn đường chất lượng bảo dưỡng chưa tốt, còn đọng nước, công tác kiểm tra các cầu, đường chưa sát sao, kịp thời; các văn phòng hiện trường triển khai nhiệm vụ chưa phát huy hết vai trò của mình, cách tổ chức hoạt động chưa chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa các Văn phòng hiện trường và Khu chưa kịp thời, chặt chẽ. Q. Tổng cục trưởng cho biết.

Đồng chí Q. Tổng cục trưởng yêu cầu, trong năm 2014 Khu QLĐB II cần triển khai quyết liệt đổi mới công tác quản lý bảo trì đường bộ, khẩn trương chuyển sang mô hình mới, đưa các Văn phòng hiện trường đi vào hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò của mình trong công tác quản lý, giám sát công tác duy tu, sửa chữa đường bộ đảm bảo an toàn giao thông của các đơn vị.

Ngoài ra, đồng chí Q. Tổng cục trưởng cũng yêu cầu Khu QLĐB II tiếp tục đôn đốc, kiểm tra phối hợp với các địa phương trong công tác kiểm soát tải trọng xe; triển khai thực hiện các Chỉ thị, Công điện của chính phủ về tăng cường các giải pháp ngăn chặn tai nạn giao thông.

Tại Hội nghị này, ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã công bố các Quyết định Thành lập Cục QLĐB I và các Chi cục quản lý đường bộ trực thuộc Cục QLĐB I. Theo đó, Cục QLĐB I bao gồm 8 Chi cục trực thuộc. Lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ I gồm có: Ông Trần Văn Sơn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ I; Ông Nguyễn Xuân Lâm giữ chức vụ Phó Cục trưởng; Ông Nguyễn Ngọc Sơn giữ chức Phó Cục trưởng; Ông Nguyễn Hoàng Linh, giữ chức vụ Phó Cục trưởng.

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.