Mãnh thú ở Quảng Ngãi là con gì?

Mãnh thú ở Quảng Ngãi là con gì?
Sáng 11-5, Chi cục kiểm lâm-Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cử 10 cán bộ, nhân viên xuống kiểm tra xung quanh khu vực núi Đình, nơi người dân cho rằng mãnh thú ẩn nấp.

Mãnh thú ở Quảng Ngãi là con gì?

> Con thú xé xác 20 con chó là động vật quý hiếm?

Sáng 11-5, Chi cục kiểm lâm-Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cử 10 cán bộ, nhân viên xuống kiểm tra xung quanh khu vực núi Đình, nơi người dân cho rằng mãnh thú ẩn nấp.

Một số người dân Sơn Trà cầm theo rựa, dao mỗi khi ra khỏi nhà để phòng bất ngờ gặp mãnh thú
Một số người dân Sơn Trà cầm theo rựa, dao mỗi khi ra khỏi nhà để phòng bất ngờ gặp mãnh thú.

Chiều cùng ngày, ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho biết: 24 giờ qua, không có con chó nào của dân bị mãnh thú giết và cũng không ai nghe thấy tiếng gầm. Thế nhưng sự sợ hãi của người dân và lời suy đoán về mãnh thú là con vật gì ngày càng tăng và nhiều hơn.

Theo lời người dân Sơn Trà, từ khi xuất hiện đến nay, mãnh thú đã ra vào khu vực dân cư nhiều lần, giết hàng chục vật nuôi, thế nhưng chỉ có 1 người duy nhất được cho là đã thấy mãnh thú này khi ra rìa núi ở ghềnh Kẽm hái rau má vào khoảng 8h ngày 8-5, vừa qua. Thế nhưng do bị khuất tảng đá và sợ, nên hình dạng mãnh thú qua lời mô tả lại của em Nguyễn Thị Hồng Nhi, học sinh lớp 7, trường THCS Bình Đông khá chung chung: một con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích Inox.

Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm tan biến những nghi ngờ trước đó của người dân, rằng mãnh thú là một con gấu nuôi của ai đó bị sổng chuồng ra ngoài.

Anh Lê Văn Sanh (38 tuổi), sống trong thôn và cũng là người “nghe mãnh thú xuất hiện và để lại dấu vết ở đâu là tìm đến ngay”, lí giải: Không thể là gấu vì thường thì bàn chân rất to, trong khi đó dấu vết để lại trên cát khá tròn, với đường kính chỉ từ 12-15cm. Vì thế, đây chỉ là con beo, báo mà thôi.

Cũng không ít người nói rằng mãnh thú chính là cọp. Sự suy đoán này cũng đã nhận được không ít cái “gật gù” của người dân. Một số bậc cao tuổi ở Bình Đông kể lại, ngày xưa ở vùng này cây cối rất rậm rạp, hoang vu lắm. Nằm cách núi Đình, nơi mà mãnh thú vừa xuất hiện khoảng 3-4km là núi Hòn Châm cũng là nơi loài hổ cư ngụ, mà người dân gọi là “quê nhà của ông Ba Mươi”.

Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh, do sợ tiếng bom, đạn nên cọp đành “ly hương” để chạy trốn hết lên rừng sâu phía tây của tỉnh. Thế nhưng vẫn không quên được “quê cũ”, vì vậy cứ khoảng 10-12 năm một lần, cọp lại quay về để thăm lại nguồn cội của mình(?). Nếu không phải là cọp, thì sao từ khi mãnh thú xuất hiện, gần như số chó trong thôn đều không dám sủa, khi có người lạ?

Kể từ khi bị mãnh thú rượt từ tối chủ nhật vừa rồi, con chó đã bỏ ăn và thường xuyên bỏ trốn vào góc nhà, bà Ngọc, người dân ở Sơn Trà cho biết.

Trong khi sự thật chưa được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, thì một số người dân đã chọn cách tự vệ cho mình nhằm tránh sự tấn công của mãnh thú bằng cách: cầm theo dao, rựa mỗi khi ra khỏi nhà.

Về phía cơ quan chức năng, theo đại diện lãnh đạo Trạm kiểm lâm Bình Sơn, với thông tin quá mơ hồ nên không thể nói đó là con vật gì, có hay không. Và với những gì mà người dân đã kể thì nếu có thì đó chắc chắn không phải là gấu, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó. Mặt khác không loại trừ khả năng chỉ là tin đồn, hoặc “trông gà hoá cuốc”.

Theo Hoàng Việt Thy
Bee.net.vn

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG