Xử lý sau thanh tra QL5, Thủ tướng chỉ đạo:

1 tỷ USD xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1 tỷ USD xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
TP - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa hoàn tất đề án đầu tư, kinh doanh đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc có 4 nhà đầu tư, trong đó có 2 ngân hàng thương mại rót gần 1 tỷ đô la vào dự án đầu tư đường cao tốc là điều chưa có trong tiền lệ!
1 tỷ USD xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ảnh 1

Mô hình phối cảnh đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

105 km-1 tỷ USD!

Tuyến đường bắt đầu từ cầu Thanh Trì ( Hà Nội) và có điểm cuối tại cầu Đình Vũ ( Hải Phòng) với chiều dài 105 km. Trong đó đoạn qua Hà Nội dài 6,1 km, qua Hưng Yên là 26,8 km, qua địa phận Hải Dương 40 km và qua Hải Phòng là 32,6km.

Mặt cắt ngang đường là 70m, có 6 làn xe cơ giới. Ngoài xây dựng đường, dự án còn bố trí các đường gom, các trạm dịch vụ, trạm điện thoại dự phòng.

Tốc độ tối đa thiết kế của đường cao tốc đạt 120km/giờ. Trên toàn tuyến có 23 nút giao cắt, nhà đầu tư kiến nghị xây dựng 6 nút giao liên thông còn lại là nút giao trực thông.

Có 4 nhà đầu tư tham gia thành lập Cty Cổ phần BOT đầu tư kinh doanh đường cao tốc với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng là: Ngân hàng Phát triển VN - VDB (góp 51% vốn điều lệ: 2.550 tỷ đồng); Ngân hàng Ngoại thương VN-VCB (góp 31%: 1.550 tỷ đồng); Bitexco (góp 9%-450 tỷ đồng); Cty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long –BIM (góp 9%- 450 tỷ đồng).

Theo khái toán của các nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14.800 tỷ đồng- 17.500 tỷ đồng (có 4 phương án). Trong đó có trên 1.600 tỷ đồng lãi vay. Ngoài khoản vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng do các nhà đầu tư góp, VDB và VCB sẽ cho Cty Cổ phần vay phần còn lại với lãi suất 10%/năm.

Tăng gấp đôi mức thu phí như hiện nay

Đây là dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) nên hiện các nhà đầu tư cũng lên phương án khung cho việc thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Theo đó, trên đường cao tốc mới sẽ có hai trạm thu phí, ngoài ra còn các trạm thu phí tại những điểm đấu nối vào đường cao tốc. Theo kế hoạch, việc thu phí sẽ áp dụng từ khi con đường đưa vào khai thác đến năm 2015 có mức tăng 2,5 lần so với thông tư 90/2004/TT-BTC, những năm sau trung bình tăng 15%/năm.

Mức giá cụ thể được xây dựng như sau:

Xe tải từ 2 tấn trở xuống, xe chở từ 12 người trở xuống, xe buýt vận tải công cộng có mức phí là 50.000 đồng/lượt qua 1 trạm (phí hiện nay là 20.000 đồng).

Xe tải từ 2 –4 tấn: phí 75.000 đồng (hiện phí 30.000 đồng); Xe từ 4-10 tấn, phí 110.000 đồng ( hiện phí là 44.000 đồng); Xe tải 10-18 tấn; Xe Container 20 Fit, phí 200.000 đồng ( hiện phí 80.000 đồng); Xe tải trên 18 tấn, xe Container 40 Fit, phí 400.000 đồng (phí hiện nay là 160.000 đồng).

Xe chở người từ 12 đến 30 chỗ, phí 75.000 đồng (phí hiện nay là 30.000 đồng). Xe chở người trên 31 chỗ ngồi mức phí sẽ là 110.000 đồng thay vì 44.000 đồng như hiện nay.

Trong 4 phương án được nhà đầu tư đề xuất, các bên liên quan đã nghiêng về phương án 4 (mức đầu tư khoảng 14.793 tỷ đồng). Theo đánh giá của nhà đầu tư, phương án này tiết kiệm 15% tổng mức đầu tư được duyệt; Khai thác được quỹ đất (dự kiến sẽ khai thác 2.000 ha đất); thu lãi được 5.145 tỷ đồng trong 10 năm đầu.

Cũng theo phương án này, thời gian khai thác đường cao tốc kéo dài từ 20 đến 25 năm kể từ thời điểm con đường được khai thác. Hiện tại chủ đầu tư đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tháo gỡ một số vướng mắc để dự án được khởi công vào tháng 5/2008 và hoàn thành chậm nhất tháng 12/2010.

Xử lý sau thanh tra QL5, Thủ tướng chỉ đạo:

Nếu có dấu hiệu tham nhũng thì chuyển hồ sơ sang cơ quan CA

Kết luận nêu rõ, bên cạnh việc phát huy hiệu quả của công trình thì qua thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư, Ban QLDA (PMU 5) và các đơn vị tham gia thực hiện dự án còn nhiều thiếu sót, vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng và quy định về chế độ tài chính trong quá trình đền bù, GPMB, phê duyệt các hạng mục bổ sung, trong quá trình đấu thầu...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ GTVT chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan thực hiện việc quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán toàn bộ công trình. Việc xem xét phải tiến hành kỹ lưỡng, khách quan trên cơ sở đó đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ hình thức xử lý cụ thể đối với các khoản tiền sai phạm, trước ngày 30/8/2007.

Bộ GTVT và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân trên cơ sở kết luận thanh tra. “Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xem xét đối với những tập thể, cá nhân sai phạm trong điều kiện lịch sử cụ thể và hoàn cảnh khách quan, nếu có dấu hiệu tham nhũng thì chuyển hồ sơ sang cơ quan  công an để điều tra theo quy định của pháp luật”- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

MỚI - NÓNG