1,2 triệu bình gas không được kiểm định

1,2 triệu bình gas không được kiểm định
Đó là những bình gas bị các cơ sở sang chiết lậu chiếm dụng và đưa ra lưu thông trên thị trường. Nguy cơ cháy nổ từ bình gas loại này rất cao.

>> 1.000 người chết/năm vì nổ bình ga

1,2 triệu bình gas không được kiểm định ảnh 1
Cơ quan chức năng đang kiểm tra bình gas giả tại một cơ sở sang chiết gas lậu ở Đức Trọng, Lâm Đồng để đưa về TP.HCM tiêu thụ. Ảnh: L. Giang.

Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật An toàn khu vực 2 (Bộ LĐ-TB-XH) và Ban thanh tra Kỹ thuật An toàn Bảo hộ lao động (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết, qua kiểm tra các đơn vị này đã phát hiện nhiều loại bình gas kém chất lượng, không bảo đảm an toàn.

Đặc biệt nhiều loại bình gas đã có những dấu hiệu bất thường, rất nguy hiểm nhưng vẫn được đưa vào lưu thông.

Bình trong vòng kiểm soát: 10% hư hỏng

Theo báo cáo nhanh từ Ban Thanh tra Kỹ thuật An toàn Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, từ tháng 7-2006 đến nay đơn vị đã kiểm tra 5/22 doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị chịu áp lực đóng trên địa bàn TP.HCM thì cả 5 cơ sở đều không thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.

Đó là không có bản vẽ chế tạo chi tiết, sản xuất không theo quy trình công nghệ chế tạo các thiết bị chịu áp lực, không có thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, không chứng minh được nguồn gốc vật liệu, sử dụng cả vật liệu thép không đúng tiêu chuẩn để sản xuất... Qua kiểm tra còn phát hiện một số cơ sở sử dụng que hàn loại thường (RB26) để hàn mối nối bình chịu áp lực.

Qua kiểm định chất lượng bình gas của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật An toàn khu vực 2 cũng cho thấy tỉ lệ bình hư hỏng khá cao, có lô hàng tỉ lệ hư hỏng phải loại bỏ lên đến 10%. Các lỗi thường gặp nhất là vỏ bình bị gỉ sét, độ dày dưới mức cho phép; vỏ bình bị biến dạng, móp méo, phồng, nứt; hỏng van, hỏng ren đầu chai rất nguy hiểm...

Trên thị trường hiện nay còn lưu thông một lượng khá lớn bình gas trôi nổi. Số bình này vốn là bình của các hãng gas nhưng sau đó lọt vào tay các cơ sở sang chiết gas lậu. Trong số này có rất nhiều vỏ bình đã bị mài bỏ nhãn hiệu chính hãng (vốn được dập nổi trên vỏ bình) để dập lại một nhãn hiệu khác.

Cách làm này sẽ làm cho vỏ bình bị bào mỏng, không chịu được áp lực theo quy chuẩn. Nhiều cơ sở còn sử dụng lửa nhiệt để phá bỏ lớp sơn cũ. Cách làm này sẽ làm thay đổi kết cấu thép của vỏ bình dẫn đến tình trạng khả năng chịu áp suất của bình suy giảm.

Nguy cơ từ các bình gas “mất tích”

Theo các cơ quan chức năng, hiện cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gas với khoảng 10 triệu bình gas được tung ra thị trường (riêng TP.HCM và các tỉnh lân cận có 30 công ty kinh doanh gas, với khoảng 6 triệu bình). T

uy nhiên, theo các đơn vị sản xuất gas số lượng bình gas của họ đã bị các cơ sở sang chiết lậu chiếm dụng hiện rất lớn (ước khoảng 1,2 triệu bình).

Trong đó, nhiều đơn vị có số bình gas bị “mất tích” chiếm từ 15%- 20%, thậm chí lên đến 40%. Chẳng hạn, Saigon Petro có 1,3 triệu vỏ bình loại 12kg nhưng có trên 30% vỏ bình bị mất.

Tương tự, Petro VN có 500.000 vỏ bình nhưng có trên 10% số bình không quay về. Elf Gas có 600.000 bình thì có 20% số bình “một đi không trở lại”... Số bình gas bị chiếm dụng này liên tục lưu thông trên thị trường mà không bao giờ được kiểm định chất lượng tại các cơ quan chức năng nên nguy cơ cháy nổ rất cao.

Bình phồng do van tự động?

Gần đây trên thị trường xuất hiện một số bình gas có dấu hiệu bị phồng rộp bất thường. Theo nhận định từ giới chuyên môn, nguyên nhân có khả năng là do một số đơn vị sản xuất vỏ bình đã gắn thêm thiết bị tự động ngắt gas (gắn bên trong van xả). Việc lắp thêm thiết bị này được giới thiệu là để đề phòng đường ống bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng áp suất trong bình giảm đột ngột; lúc đó thiết bị sẽ tự động đóng gas.

Tuy nhiên, theo nguyên lý thì van ngắt gas phải được đặt phía sau van xả an toàn. Trường hợp áp suất trong bình tăng cao bất thường (do nhiệt độ hoặc do va đập) vượt qua áp suất thiết kế của vỏ bình, van xả khí sẽ hoạt động xả bớt khí tăng ra ngoài.

Nhưng ở đây do thiết bị ngắt gas tự động đặt ngay trong van (dù thiết bị được làm rất đơn giản) nhưng đã vô tình vô hiệu hóa bộ phận xả khí. Khi áp suất bình tăng cao nhưng không thoát được ra ngoài sẽ làm cho vỏ bình bị phồng, thậm chí gây nổ, nếu gặp vỏ bình được làm bằng chất liệu kém chất lượng.

Theo NLĐ

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.