14h ngày 4/8 : 20 người VN đầu tiên từ Libăng sẽ về đến Nội Bài

14h ngày 4/8 : 20 người VN đầu tiên từ Libăng sẽ về đến Nội Bài
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, đại diện cao cấp của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, ngày 4/8, chiếc máy bay mang số hiệu VN 830 chở 20 lao động nữ của Việt Nam (có danh sách kèm theo) từ Li Băng về nước, sẽ hạ cánh tại sân bay Nội Bài vào 14 giờ 10 phút.
14h ngày 4/8 : 20 người VN đầu tiên từ Libăng sẽ về đến Nội Bài ảnh 1
Chị Đinh Thị Phương, người chạy nạn từ thành phố miền nam Sidon về, nói với các phóng viên rằng chị chỉ cảm thấy an tâm khi đặt chân xuống đất Việt Nam. (BBC)

Được biết, 20 người này đã rời Đa-mát ( Xi-ri) từ 16giờ 40 phút tối 3/8 (tức 20 giờ 40 phút giờ Việt Nam), theo chuyến bay của hãng hàng không Qatar, quá cảnh tại sân bay Doha (Qatar) và dự kiến về đến Băng Cốc vào 7giờ 15 phút ngày 4/8.

Chuyến bay tiếp theo, cũng của hãng hàng không Qatar, chở 40 lao động Việt Nam từ Li băng về nước (chủ yếu là lao động nữ, có 3 lao động nam), cũng xuất phát từ Đa - mát và hạ cánh tại Băng Cốc vào các giờ như trên của hai ngày 4 và 5/8.

Danh sách 20 lao động Việt Nam về chiều 4/8

1. Đặng Thị Loan; 2. Đậu Thị Hoa (1965); 3. Hồ Thị Hương (1980); 4. Khúc Thị Nhạn (1968); 5. Lê Thị Lương (1968); 6. Lê Thị Lý; 7. Lê Thị Vân Anh; 8. Lê Thị Yến (1977); 9. Mạnh Thị Nguyệt (1964); 10. Nguyễn Thị Thu (1971);11. Nguyễn Thị Vân (1978); 12. Phạm Thị Thu Hường (1979); 13. Phạm Thị Tỉu (1960); 14. Tống Thị Dung; 15. Trần Thị Khiêm (1971); 16; Trần Thị Luyến; 17. Trần Thị Tuyến; 18. Trương Thị Cúc (1978); 19. Võ Thị Loan; 20. Võ Thị Lý (1965).

Song chiếc máy bay VN 830 chở lao động Việt Nam chuyến thứ hai sẽ cất cánh từ Băng Cốc chậm hơn 1giờ 10 phút so với chuyến trước, do vậy, 15 giờ 10 phút ngày 5/8, mới hạ cánh tại sân bay Nội Bài.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Nam, các quan chức và nhân viên IOM đã làm hết sức mình để giúp 60 người Việt Nam đầu tiên sơ tán an toàn khỏi Li Băng. Ngay từ tuần đầu xảy ra chiến sự tại nước này, IOM đã cử người đến thảo luận với các nước trong khu vực, sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia có công dân đang làm việc tại Li Băng có yêu cầu sơ tán.

IOM cũng đã khẩn trương tiến hành những công việc cần thiết khi nhận được yêu cầu của Chính phủ Việt Nam. Trong chuyến bay về nước của lao động Việt Nam lần này, tại mỗi sân bay đều có mặt nhân viên khu vực và nhân viên y tế của IOM để sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc sức khoẻ.

Về lý do chậm trễ trong việc đưa lao động Việt Nam về nước, ông Nam cho rằng chủ yếu là do đặc điểm lao động Việt Nam có số lượng ít nhưng lại sống và làm việc rải rác trên diện rộng; lại chưa quen với các thủ tục hành chính cần thiết.

Không ít trường hợp, các giấy tờ tuỳ thân như: hộ chiếu, giấy phép lao động, giấy phép cư trú của lao động Việt Nam đều do chủ lao động giữ hoặc đã để thất lạc.

Nhờ những nỗ lực từ phía nhà nước Việt Nam và IOM, đáng kể là sự có mặt của Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, kiêm nhiệm Li Băng Trần Việt Tú, đã xử lý kịp thời nhiều công việc, trong đó có việc cấp giấy thông hành cho những những người mất hộ chiếu.

Hiện vẫn còn một vài trường hợp gặp trục trặc, do một số người được cấp giấy thông hành nhưng vẫn thiếu thị thực của Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan xuất nhập cảnh của Li Băng.                                                      (TTXVN)

14h ngày 4/8 : 20 người VN đầu tiên từ Libăng sẽ về đến Nội Bài ảnh 2
Các lao đọng Việt Nam đến sân bay Đa-mát để về nước. (TTXVN)

* Trên đường đi ra sân bay lúc đầu giờ chiều giờ Luân Đôn hôm thứ Năm, chị Lê Thị Ly, một người được về đợt đầu cho BBC biết cảm tưởng rằng chị vui mừng được về nhà nhưng hơi buồn vì không được về cùng cả nhóm.

Phóng viên TTXVN Lê Văn Lịch đã đi cùng đoàn người cho biết quá trình đi diễn ra êm thấm dù có một số trục trặc và phiền phức về mặt giấy tờ.

Một trong đoàn người, chị Đỗ Thị Huyền nói với phóng viên Tuổi Trẻ đi cùng, “Cũng thật là đáng tiếc khi phải rời Beirut. Năm năm ở đây đối với tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm”.

Tuy vậy, chị khẳng định sẽ không quay lại nữa, kể cả khi chiến tranh kết thúc.

Còn chị Đinh Thị Phương, người chạy nạn từ thành phố miền nam Sidon về, nói với các phóng viên rằng chị chỉ cảm thấy an tâm khi đặt chân xuống đất Việt Nam.

Vẫn còn người ở lại

Ông Bùi Văn Dũng, một đầu mối liên lạc và tập kết người Việt tại Beirut, xác nhận với đài BBC danh sách có 66 người, nhưng cuối cùng chỉ có 61 người rời khỏi Beirut hôm 2/8.

Ông Dũng cho hay còn một số lưỡng lự, hoặc chưa lĩnh được lương từ chủ dự kiến sẽ lên đường nội trong tuần này, nhưng không biết rõ con số là bao nhiêu.

"Chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp những người có nhu cầu về, và những người có trục trặc giấy tờ mà bên ngoại giao Việt Nam có thể giúp đỡ, để cho họ về đợt tiếp theo."

EU hỗ trợ việc hồi hương

Phái bộ Liên hiệp châu Âu (EU) tại Hà Nội cho biết EU mới quyết định bỏ ra 11 triệu euro để giúp sơ tán công dân Việt Nam và công dân các nước đang phát triển khác ra khỏi Libăng.

Ông Christophe Wiesner, tham tán chính trị, đại biện lâm thời của phái bộ EU tại Hà Nội, nói với BBC rằng số tiền sẽ được giao cho IOM.

"Số tiền này sẽ được giao cho IOM, IOM sau đó có nhiệm vụ liên hệ với các lãnh sự quán và các đại diện có mặt tại chỗ."                           (BBC)

MỚI - NÓNG