17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch

17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch
TPO - Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.
17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch ảnh 1

Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém.

Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố sáng nay.  

Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.

Ông Chander Badloe, Chủ nhiệm chương trình Nước, Môi trường và Vệ sinh của UNICEF khẳng định Việt Nam có những tiến bộ vững chắc trong việc cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ được sử dụng nước sạch và có điều kiện vệ sinh tốt vẫn còn thấp, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa. 

Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố không có nhà tiêu. Con số này ở nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun  và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng).

Chương trình Mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn (giai đoạn II) của Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ nước sạch nông thôn tăng lên 85%, nhà tiêu hợp vệ sinh lên 70%. Đến thời điểm này tất cả các trường tiểu học, mẫu giáo và nhà trẻ đều có công trình nước và vệ sinh.

“Những thành tựu và sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường cho những người dân ở các vùng nông thôn rất đáng khích lệ. Tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp cải thiện cuộc sống và sự phát triển của trẻ em đặc biệt là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng”- Ông Chander Badloe nói.

Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiếm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực.

Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành của các em.

Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang phát triển không được đến trường vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái không thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em.

Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch.

Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch.Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày). 

MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.