20 năm nuôi trẻ mồ côi

Hằng ngày, bà Phát tranh thủ kiểm tra bài vở của các em sau giờ học.
Hằng ngày, bà Phát tranh thủ kiểm tra bài vở của các em sau giờ học.
TP - Thấy những đứa trẻ không cha mẹ bơ vơ sống dọc các đường phố, bà Phát nhận chúng về rồi mở mái ấm nuôi dưỡng. 20 năm qua, bà miệt mài dạy dỗ những đứa trẻ mồ côi, yêu thương chúng hết mực.

Con hẻm nhỏ đường Calmette, trung tâm quận 1, TPHCM, thường có hơn chục đứa trẻ từ 7 đến 16 tuổi vui vẻ nô đùa trước cổng căn nhà ba tầng. Đó là nơi bà Đỗ Thị Bạch Phát, 46 tuổi, chủ nhiệm mái ấm Tre Xanh, đang nuôi dưỡng 11 đứa trẻ mồ côi 20 năm nay.

Bà Phát kể: “Tôi làm giáo viên cấp ba, dạy môn Ngữ văn. Năm 1998, tôi chuyển qua hoạt động thiện nguyện cho dự án giúp đỡ trẻ em đường phố và đến năm 2005, tôi gắn với mái ấm Tre Xanh”. Bà không rõ mình đã nhận nuôi bao nhiêu trẻ mồ côi, trẻ lang thang
cơ nhỡ.

Những năm đầu mới về làm chủ nhiệm mái ấm, bà kêu gọi được nhiều nguồn tài trợ từ các quỹ từ thiện nước ngoài. Thấy những đứa trẻ lang thang đường phố phải lăn lộn để kiếm miếng ăn nên bà nhận các em về nuôi. Từ năm 2005 đến 2007, mỗi năm bà tiếp nhận hơn 130 trẻ mồ côi về nuôi dưỡng rồi cho đi học chữ, học nghề. Về sau, tiền hỗ trợ giảm dần,  bà đã tìm mọi cách xoay xở nhưng cũng không đủ để nhận nhiều trẻ như trước nữa. “Ngày trước có một hội từ thiện ở bên Pháp năm nào cũng gửi tiền về hỗ trợ nên mình nhận được nhiều trẻ. Nay tiền ngày càng giảm nên dù thấy những đứa trẻ lang thang ngoài đường mà mình không thể giúp được cũng thấy xót xa lắm”, bà Phát bộc bạch.

Để duy trì mái ấm, bà Phát cho thuê phòng trọ, cho thuê một phần tầng trệt của căn nhà để làm nơi bán cơm. Bà còn nhận làm hoa đất sét để gửi qua các nước nhờ các hội từ thiện bán lấy tiền. “Số tiền cho thuê mỗi tháng cũng được vài triệu đồng phụ vào tiền ăn của trẻ”, bà nói.

11 đứa trẻ toàn con trai, mỗi đứa một hoàn cảnh gia đình, có lần bà nhận đến 3 đứa trẻ cùng một gia đình về nuôi khi các bé mất cả bố lẫn mẹ. Bà Phát kể, hàng ngày, bà đi chợ ở khu vực quận 4 đều thấy cậu bé Nguyễn Thanh Hà (SN 2006) lang thang kiếm ăn suốt một thời gian dài. Gần đây, trong một lần đi phát quà từ thiện, bà nghe nói bé mồ côi và hiện sống nhờ hàng xóm nên bà nhận về nuôi.

Khi còn ở với bố mẹ, sáu anh em nhà bé Nguyễn Tuấn Dũng (SN 2009) sống chung ở căn phòng trọ tại huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, gần đây, cả bố và mẹ của các em bỏ đi mất tích, 6 anh em bơ vơ. Cả 6 em được một người phụ nữ nhận nuôi nhưng sau đó người này không đủ khả năng nuôi dưỡng nữa nên bà Phát nhận nuôi ba em. Hiện Dũng học lớp 1 tại trường Ánh Sáng ở quận 3. “Hầu hết trẻ ở đây đều không có hộ khẩu, không có giấy khai sinh nên mình phải cho các bé ở cố định 3 tháng, sau đó lên phường xin làm giấy khai sinh rồi mới xin cho các con đi học được. Tuy nhiên, hiện nay có những đứa lớn 16-17 tuổi nhưng cũng không làm được chứng minh thư, học xong không xin việc làm được vì không có hộ khẩu”, bà Phát cho hay.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.