39 tàu đánh cá với 725 ngư dân đã rơi vào tâm bão

39 tàu đánh cá với 725 ngư dân đã rơi vào tâm bão
TPO- Tính đến 8h, ngày 24/5/2006 đã có 39 tàu đánh cá với 725 ngư dân của 04 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định do chạy tránh bão số 1 trùng với hướng di chuyển của tâm bão nên đã bị thiệt hại nghiêm trọng.
39 tàu đánh cá với 725 ngư dân đã rơi vào tâm bão ảnh 1

Chuyển tử thi từ tàu ĐNa 90189 qua tàu cứu nạn Sar 412 - Ảnh: Thế Anh (Tuổi trẻ)

Lúc 7h30, ngày 24/5/2006, tại tọa độ 17014'N-110024'E, Tàu HQ 628 của quân chủng Hải quân đã cặp mạn và kéo 2 chiếc tàu của ĐN số 90369, 90334 trên tàu có 3 thi thể và 26 người bị nạn được cứu sống.

Cùng đi với tàu HQ 628 còn có 4 chiếc tàu đánh cá khác của Đà Nẵng là tàu ĐNa 90354, 90099, 90127, 90189. 07 chiếc tàu này hiện đang trên đường hành trình vào Đà Nẵng.

Vẫn mất liên lạc với 05 tàu gồm 127 người

TP  Đà Nẵng mất liên lạc 03 tàu gồm ĐNa 6126, 6018, 90247 với 60 người, bao gồm 31 ngư dân Đà Nẵng; 26 ngư dân Quảng Nam, 01 Quảng Ngãi, 01Thừa thiên - Huế và 01 Bình Định.

Tỉnh Quảng Nam mất liên lạc với 2 tàu QNa 9115, 1699 gồm 42 người.

Tỉnh Quảng Ngãi có 23 ngư dân vẫn chưa có thông tin.

Đã có 20 thi thể của các ngư dân gặp nạn được các tàu cá của ngư dân ta vớt đưa vào bờ gồm: Quảng Ngãi 01, Đà Nẵng 18 và Bình Định 01.

Cũng thời gian trên, một tốp 14 chiếc khác của Đà Nẵng ở toạ độ 17027'N-108027'E cũng đang trên đường vào Đà Nẵng. Được phép của Chính phủ 2 nước VN và TQ, hiện nay vẫn duy trì 2 tàu cứu hộ của VN để tiếp tục tổ chức tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn tại khu vực các tàu của ngư dân VN gặp nạn gần khu vực đảo Đông Sa.

Lúc 13 giờ 45 ' ngày 23/5/2006, hai chiếc tàu cứu hộ SAR 412 và SAR 411 đã cập cảng Đà Nẵng chở theo 33 ngư dân bị nạn được cứu sống (trong đó có 19 ngư dân người Quảng Nam) và 15 thi thể, trong đó đã có 13 thi thể được nhận dạng gồm 10 người Quảng Nam.

Ngày 23/5/2006, trên đường hành trình vào bờ đến toạ độ 17058'N-112028'E, máy tàu ĐNa 90334 đã có trục trặc, lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với tàu của lực lượng Hải quân ra cứu hộ an toàn.

Lúc 15 giờ 40, ngày 23/5, 05 chiếc tàu của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, gồm QNg: 97139, 7375, 99279, 2160. 92288 trên có 64 người, (bao gồm 41 thuyền viên, 22 người bị nạn được cứu sống- trong đó có 04 người Bình Định và 01 thi thể người Quảng Ngãi) đã cặp mạn với tàu cứu nạn của lực lượng Hải Quân là tàu Trường Sa 20.  Dự kiến khoảng 14-15h, ngày 25/5/2006 sẽ về đến Quảng Ngãi.

Lúc 7giờ 15 ngày 23/5, đài canh của Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng đã nhận được tin tàu QNg 8676 gồm 09 ngư dân do ông Bùi Quang Mông ở Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng bị hết nhiên liệu ở khu vực có toạ độ 11025'N-114020'E  gần đảo Song Tử Tây, trên quần đảo Trường Sa. Ban chỉ đạo đã báo cáo Cục Cứu hộ cứu nạn- BQP chỉ đạo Quân chủng Hải Quân giúp đỡ. Kết quả Bộ đội Hải quân đã tiếp 500 lít nhiên liệu và nước ngọt … để tàu  QNg 8676  tiếp tục hành trình về địa phương.

Theo báo cáo của BP Bình Định, tàu cá BĐ 2121 TS  gồm 07 người do ông Huỳnh Minh quê ở Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn làm thuyền trưởng đã bị chìm, theo thông tin từ gia đình chủ tàu cho biết: Tàu này thường đi cặp với tàu BĐ 1950 TS làm nghề câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên chiều ngày 23/5, tàu BĐ 1950 TS  do ông Nguyễn Hữu Hùng đã về đến Bình Định nhưng không có người bị nạn nào của tàu BĐ 2121 TS trên phương tiện.

Theo báo cáo tổng hợp chưa đầy đủ của Ban thường trực phòng chống lụt bão- tìm kiếm cứu hộ cứu nạn BĐBP, hiện đã có 13 tàu bị chìm với 219 người mất tích.

TP Đà Nẵng có 07 tàu bị chìm gồm các tàu ĐNa 90079, 90190, 90053, 90199, 90093, 90321, 90154 với  169 người bị nạn. Trong đó có 115 ngư dân là người thuộc tỉnh Quảng Nam, 50 ngư dân là người của thành phố Đà Nẵng, 02 người của tỉnh Thừa thiên - Huế, 01 của  tỉnh Quảng Ngãi và 01 người của tỉnhTiền Giang là những người làm thuê trên các tàu.

Tỉnh Quảng Ngãi có 5 tàu bị chìm gồm tàu QNg 7705, QNg 7676, QNg 97053, QNg 7782 và tàu QNg 2726 với 43 người bị nạn đều quê ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Tỉnh Bình Định có 01 tàu chìm là BĐ 2121 với 07 người quê huyện Hoài Nhơn.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã điện chỉ đạo các đơn vị tuyến biển (chủ yếu là 4 tỉnh miền Trung) tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ với các phương tiện ngư dân đang vào bờ và các phương tiện cứu hộ để kịp thời tham mưu và cùng với địa phương tổ chức tiếp nhận những người bị nạn chu đáo, tận tình.

Tại Đà Nẵng Trung tướng Tăng Huệ, Tư lệnh BĐBP, Thiếu tướng Trần Hoa, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng BĐBP và các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị Biên phòng triển khai tốt công tác TKCN và tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình ngư dân bị nạn, phối hợp với địa phương giải quyết hậu quả vụ việc

Từ  khi xảy ra tai nạn đến ngày 22/5, có 29 phương tiện, trong đó có 06 tàu của tỉnh Quảng Ngãi, 20 tàu của thành phố Đà Nẵng và 01 tàu Nam Hải Cứu 111 của lực lượng cứu hộ Trung Quốc, 02 tàu của Bộ tuần tra bảo vệ biển của Đài Loan tham gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tại hiện trường.

Bên cạnh đó có 06 tàu gồm 02 tàu SAR 411, 412 của Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải, 04 tàu HQ 628, 629, 631 và Trường Sa 20 của Quân Chủng Hải quân)do UBQG TKCN điều động tham gia cứu hộ, vận chuyển thi thể và những người được cứu sống và bờ.

Các tàu của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã cứu được 97 người còn sống . Cụ thể, các tàu của tỉnh Quảng Ngãi đã cứu được 21 người, Đà Nẵng cứu 63 người, Đài Loan cứu 14 người và vớt được 20 người chết (Đà Nẵng 19 người - đã bàn giao trên biển cho tàu Bình Định 01người; Quảng Ngãi vớt 01 người).

Tàu cứu hộ Nam Hải Cứu 111 của TQ đã tổ chức tiếp tế dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế cho 15 tàu gồm 330 ngư dân VN. Giúp bảo quản các thi thể.

Ngày 18/5, Đài Loan đã điều tàu Vệ Tinh đi TKCN và đã tìm kiếm được 02 tàu gồm 14 người, sau đó bàn giao cho tàu ĐNa 90127, do sóng lớn nên tàu Vệ Tinh  phải quay vào bờ. Đến ngày  22/5  phía Đài Loan  lại cử tiếp tàu cứu hộ của Bộ tuần tra bảo vệ biển của Đài Loan tiếp tục tìm kiếm trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.