Rước họa vì… xơi tái

Sau gần 1 năm điều trị nhiễm ký sinh trùng, anh Đ. vẫn sống đời sống thực vật ở BV Bệnh nhiệt đới TPHCM
Sau gần 1 năm điều trị nhiễm ký sinh trùng, anh Đ. vẫn sống đời sống thực vật ở BV Bệnh nhiệt đới TPHCM
TP - Hàng loạt bệnh nhân đã phải vào viện cấp cứu, thậm chí tử vong sau khi ăn các món gỏi tươi sống, nem chua. Nguy cơ hiển hiện như vậy nhưng nhiều người vẫn khoái dùng bất chấp những “sát thủ” là ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm.
Sau gần 1 năm điều trị nhiễm ký sinh trùng, anh Đ. vẫn sống đời sống thực vật ở BV Bệnh nhiệt đới TPHCM
Sau gần 1 năm điều trị nhiễm ký sinh trùng, anh Đ. vẫn sống đời sống thực vật ở BV Bệnh nhiệt đới TPHCM.

Ăn ốc, giun chui lên não

Sau hơn một năm điều trị do nhiễm ký sinh trùng khi ăn món ốc sên sống, Lưu T.Đ (20 tuổi, ngụ ở Tiền Giang) vẫn không thể hồi phục, phải sống đời sống thực vật.

Trước đó, Đ. rủ bạn là P. ra quán nhậu món ốc sên (ăn sống). Sau cuộc nhậu, cả hai đau bụng dữ dội kèm theo sốt cao và đau đầu, phải vào một cơ sở y tế quận Thủ Đức cấp cứu. Bệnh không giảm, họ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị trong tình trạng hôn mê.

Sau nửa tháng điều trị tích cực, bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa - Khoa Nhiễm BV Bệnh Nhiệt đới cho biết, P. đã hồi phục sức khỏe nhưng thần kinh bị tổn thương, còn Đ. hiện vẫn mê man, khó phục hồi, phải thở máy bảo tồn sự sống.

Hơn 70% rau sống ở quán ăn nhiễm ký sinh trùng

Đó là kết quả khảo sát, nghiên cứu của Bộ môn Ký sinh trùng - Vi nấm học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM thực hiện tại 100 quán ăn trên địa bàn TPHCM gần đây. Rau sống này để ăn hủ tiếu, bún, phở, mì quảng… Tỷ lệ nhiễm ở quán đường phố cao gấp 2,4 lần so với quán trong nhà. Loại ký sinh trùng bị nhiễm là trùng lông, trùng roi, bào nang amip (E.histolytica, E.coli), ấu trùng giun…

Nghe đồn ăn ốc ma trị được bệnh đau khớp, ông L.H.T (45 tuổi, ở huyện Châu Thành, Tiền Giang) nướng ốc để ăn. Sau đó, ông T. phải nhập viện cấp cứu do đau đầu dữ dội, nôn ói và hôn mê. Tại Khoa Nhiệt đới BV Chợ Rẫy, dù được điều trị tích cực nhưng do nhiễm ký sinh trùng nặng nên hiện ông T. vẫn chưa hồi phục.

Theo bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa, hai bệnh nhân hôn mê bị viêm màng não nói trên do giun tròn Angiostrongylus cantonensis sống ký sinh trên động mạch phổi của chuột gây nên.

“Ấu trùng giun theo phân chuột ra ngoài rồi ký sinh trên rau, ốc bươu, ốc sên. Người ăn rau sống nhiễm ấu trùng hoặc ốc sống, ốc tái có chứa ấu trùng, ký sinh trùng sẽ theo máu lên não, gây viêm não, màng não”- bác sĩ Nghĩa phân tích.

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu- Khoa Khám bệnh BV Nhiệt đới TPHCM cho biết: Một năm trước, mỗi ngày chỉ có 10 - 20 bệnh nhân khám thì nay con số này lên đến gần 70. Chỉ trong năm 2010, bệnh viện tiếp nhận gần 8.000 bệnh nhân khám bệnh nhiễm ký sinh trùng, có khoảng 100 bệnh nhân phải sống đời sống thực vật và 10 bệnh nhân tử vong.

“Bệnh nhân đến từ các tỉnh từ miền Trung có tỷ lệ nhiễm sán lá lớn ở gan cao nhất. Trong khi các tỉnh miền Đông Nam Bộ có nhiều bệnh nhân nhiễm giun lươn, giun móc từ ấu trùng giun lươn sống trong các vùng nước đọng, ao hồ”-bác sĩ Siêu nói.

Nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Gần 3 năm nay, ông Hồ Thanh C. (64 tuổi) mắc chứng bệnh lạ vì toàn thân da bong tróc lở loét, đau cơ, mặt mũi biến dạng, phù nề, rối loạn tiêu hóa kéo dài nhưng điều trị nhiều nơi vẫn không khỏi. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, ông T. được các bác sĩ xác định nhiễm ký sinh trùng độc hại do thường xuyên ăn các món ăn tươi sống.

Ths- BS Lê Thị Tuyết Phượng - BV Nhân dân 115, cho biết: “Các loại ký sinh trùng độc hại như giun xoắn, giun đầu gai, sán lá nhỏ ở gan, sán lá phổi, sán lá ruột và sán dãi heo luôn “có mặt” trong các món thịt tái sống, nhất là thịt các động vật hoang dã nấu chưa chín hoặc ăn sống.

Vì vậy những người thường xuyên ăn rất dễ nhiễm phải. Bệnh giun xoắn có thể gây phù mắt, nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài… Trường hợp nhiễm giun xoắn số lượng lớn có thể gây ra liệt cơ, teo cơ, thậm chí suy hô hấp và tử vong.

Theo bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, nếu ăn cua, cá, hải sản và thực vật thủy sinh sống hoặc nấu nướng chưa chín có thể nhiễm sán lá nhỏ ở gan và sán lá phổi, gây đau bụng ở vùng gan, tiêu chảy, táo bón; dễ gặp phải sán lá ruột và sán dãi heo...

“Đây là 2 căn bệnh phổ biến thường gây ra rối loạn tiêu hóa. Thậm chí biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Nguy hiểm hơn là nhiễm giun đầu gai có thể chui vào tủy sống, não, gây ói mửa nhức đầu, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, liệt tứ chi và nặng có thể dẫn đến tử vong”- bác sĩ Siêu cảnh báo.

Ăn chín, uống sôi

Các chuyên gia ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh, nếu cần phải ăn những món tái sống phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên. Luôn thực hiện “nguyên tắc vàng”: chọn thực phẩm tươi sạch; ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả ăn sống; ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong; bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ trên 600C hoặc dưới 50C.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.