Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam

Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam
TP - “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần DOC”.

Tiếp nhận hai văn bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
> Việt Nam xây dựng luật biển là cần thiết và bình thường

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra ngày 24-11, tại Hà Nội, trước thông tin trên báo chí Trung Quốc ngày 22-11 nói rằng, Sở GTVT tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho phép một Cty của nước này mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 vừa qua, phía Trung Quốc đã tỏ ý sẵn sàng tham gia cùng ASEAN thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ông Lương Thanh Nghị nói: “Hòa bình, ổn định an ninh và tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng COC”.

Theo TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.