Lo 'bán cái' trong xuất bản

Lo 'bán cái' trong xuất bản
TP - Một số đại biểu đã thẳng thắn chỉ rõ bất cập trong quản lý lĩnh vực xuất bản hiện nay tại Phiên họp thứ 7 Ủy ban Thường vụ quốc hội (UBTVQH) khi thảo luận về dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi), ngày 12-4.

Thảo luận dự án Luật Xuất bản (sửa đổi):

Lo 'bán cái' trong xuất bản

>Đề nghị xử lý hình sự với những vi phạm nghiêm trọng trong xuất bản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo Tờ trình của Chính phủ, nếu so thời điểm trước năm 2004, cả nước chỉ có trên 160 cơ sở in công nghiệp, thì đến nay đã tăng lên gần 10 lần – lên 1.500 cơ sở. Tăng nhanh như vậy nhưng việc quản lý các cơ sở in lại không thống nhất cùng một khung pháp lý.

Chỉ khoảng 1/4 (400 cơ sở) chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản và Nghị định số 105 (ngoài đăng ký kinh doanh, cơ sở in còn phải có giấy phép hoạt động in khi tham gia xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả).

Phần lớn cơ sở còn lại không chịu sự quản lý bởi pháp luật chuyên ngành in, vì không tham gia xuất bản phẩm báo chí, tem chống giả. Những cơ sở này chỉ cần có chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề là được hoạt động. Điều này đã tạo kẽ hở, dẫn đến việc 1.100 cơ sở in gần như bị buông lỏng.

Thực tế, không ít cơ sở in đã tiếp tay cho các đối tượng để in lậu, in trái phép xuất bản phẩm để trục lợi. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, tình trạng nhức nhối là một số NXB liên kết với tư nhân, thực chất là “bán cái” trong xuất bản, bán tên, bán uy tín của NXB để thu lợi nhuận.

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho biết: Vấn đề liên kết trong xuất bản khá nhức nhối. Đối tác liên kết thực hiện hầu như toàn bộ các công đoạn từ tổ chức đến biên tập bản thảo, nhà xuất bản chỉ quyết định khâu xuất bản, nhưng lại thiếu sự thẩm định nghiêm túc.

Tuy nhiên, Luật quy định trách nhiệm của đối tác liên kết chưa cụ thể, khó xử lý khi có vi phạm. Ủy ban này đề nghị, cùng với việc chấn chỉnh và tiếp tục phát triển hình thức liên kết xuất bản như hiện nay nhưng cần luật hóa và phân định rõ trách nhiệm.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, xuất bản phẩm là một phần quan trọng của hoạt động văn hóa tư tưởng. Vì vậy, cần coi hoạt động này như một ngành kinh doanh có điều kiện để nâng cao chất lượng xuất bản.

Trong khi đó, Chủ nhiệm UBCVĐXH Trương Thị Mai lưu ý khía cạnh chế tài xử lý: Khi những cơ sở này in lậu đã có chế tài xử lý rồi, vấn đề là cần thanh tra và xử phạt nghiêm minh. Nếu thấy chế tài chưa đủ mạnh thì tăng lên.

Giảng viên luật không được làm luật sư

Cùng ngày, UBTVQH thảo luận về dự án Luật Luật sư (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số ý kiến của UB Tư pháp, UBTVQH đều cho rằng không nên cho phép viên chức làm công tác giảng dạy Luật kiêm nhiệm hành nghề luật sư.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.