Việt Nam - Đan Mạch họp bàn về vụ dừng ODA

Việt Nam - Đan Mạch họp bàn về vụ dừng ODA
Cuộc gặp gỡ các bên sẽ diễn ra trong sáng nay (6-6) tại Sứ quán Đan Mạch ở Hà Nội và có thể kéo dài hơn một ngày nếu các tình tiết nghi vấn chưa được làm rõ.

Việt Nam - Đan Mạch họp bàn về vụ dừng ODA

> 'Đan Mạch chỉ dừng chứ chưa cắt ODA'

Cuộc gặp gỡ các bên sẽ diễn ra trong sáng nay (6-6) tại Sứ quán Đan Mạch ở Hà Nội và có thể kéo dài hơn một ngày nếu các tình tiết nghi vấn chưa được làm rõ.

Đan Mạch là tài trợ song phương ODA lớn nhất của Việt Nam trong khối EU
Đan Mạch là tài trợ song phương ODA lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Ảnh: VOV
 

Các bên liên quan tỏ ra khá khẩn trương trong việc làm rõ những nghi vấn tài chính liên quan đến những dự án chống biến đổi khí hậu khi buổi làm việc được ấn định chỉ một tuần sau khi các nguồn tin từ Đan Mạch cho biết Chính phủ nước này dừng cấp vốn cho 3 trong số 4 dự án.

Tham gia buổi làm việc sáng nay tại Hà Nội sẽ có đại diện đơn vị thực hiện 4 dự án (chủ dự án), đơn vị kiểm toán (Pricewaterhousecoopers - PwC), cơ quan ngoại giao Đan Mạch và Bộ Khoa học & Công nghệ.

Theo thông tin từ các chủ dự án, do điều kiện an ninh và phòng làm việc tại sứ quán có hạn nên mỗi đơn vị triển khai dự án chỉ có 3 đại diện tham dự. Buổi làm việc sẽ bắt đầu vào giữa buổi sáng đến hết ngày 6-6. Tuy nhiên, các bên tham dự đều được thông báo là trong trường hợp chưa làm rõ được những nghi vấn, buổi làm việc có thể kéo dài đến ngày hôm sau.

Trước đó, vào ngày 31-5, báo chí Đan Mạch đưa tin, Bộ trưởng Phát triển nước này, ông Christian Friis Bach tuyên bố dừng ba trong số bốn dự án ODA liên quan đến nghiên cứu chống biến đổi khí hậu đang tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ sai phạm tài chính. Quyết định được đưa ra dựa trên kết quả kiểm toán của PwC.

Tổng số tiền nghi thất thoát, chi không đúng mục đích của 4 dự án là 11,4 tỷ đồng, tuy nhiên một trong số này chỉ chi sai khoảng 300 triệu nên tiếp tục được cấp vốn. Còn lại, số tiền nghi thất thoát lớn nhất tại một dự án là 5,4 tỷ đồng.

Các cáo buộc chủ yếu liên quan đến các khoản chi không rõ mục đích, chi sai mục đích, lãng phí hoặc chi cho cá nhân… Các lỗi này được xác định “hoàn toàn do phía đối tác Việt Nam”.

Tuy vậy, trao đổi với báo chí những ngày qua, lần lượt chủ 4 dự án đều khẳng định không có chuyện “thất thoát hay tham nhũng” trong các dự án mà họ thực hiện. Các đơn vị này sẵn sàng đối chất, cung cấp thông tin để làm rõ vụ việc.

Theo họ, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “hiểu lầm” từ phía Đan Mạch là do sự vênh nhau giữa các chuẩn kế toán cũng như việc kiểm toán không hiểu rõ quy trình dự án, các điều kiện tài Việt Nam.

Sự kiện này cũng gây chú ý bởi diễn ra ngay trước thềm Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, nơi mà các nhà tài trợ (trong đó có Đan Mạch), dành sự quan tâm không nhỏ tới hiệu quả sử dụng ODA của Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan.

Vì vậy, bên thềm hội nghị, dù các nhà tài trợ không bình luận gì về vụ việc, đại diện cơ quan ngoại giao cũng như đơn vị quản lý trực tiếp việc sử dụng vốn của Việt Nam đã lần lượt lên tiếng.

Thông điệp nổi bật được Bộ trưởng Ngoại giao - Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh phát đi là Chính phủ Việt Nam trân trọng nguồn ODA, sẵn sàng làm rõ vụ việc và xử nghiêm nếu có vi phạm, nhằm bảo đảm uy tín với các nhà tài trợ.

Các nhà quản lý cũng hứa sẽ công khai với dư luận kết quả điều tra và buổi gặp gỡ hôm nay được kỳ vọng sẽ làm sáng tỏ phần nào những nghi vấn ấy.

Theo Nhật Minh
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.