Báo chí - Cầu nối cử tri và ĐBQH

Báo chí - Cầu nối cử tri và ĐBQH
TP - Tương tác giữa báo chí với QH thì phần tích cực là chủ yếu. Qua báo chí, ĐB có thêm thông tin - bởi báo chí là một kênh thông tin quan trọng vì phóng viên rất thạo tin.

> Báo chí đã phản ánh nhiều vấn đề nóng của Thủ đô

Qua sự trao đổi giữa báo chí và ĐBQH có thể hình thành những nhận thức, quan điểm, có thể lúc đầu mờ nhạt, nhưng rồi qua trao đổi sự vật, hiện tượng được nhận chân rõ nét hơn đối với chính ĐBQH.

Từ đó báo chí tiếp nhận các quan điểm từ ĐB để hình thành nên những bài báo có giá trị. Nhiều khi qua báo chí, ý kiến giúp đại biểu Quốc hội có cái nhìn đa chiều, biện chứng, khách quan về một vấn đề còn gây tranh cãi.

Đấy cũng là cách để ĐBQH hình thành nên những nhận thức chung về một vấn đề. Đặc biệt, gần đây, tôi phát hiện ra, khi QH thảo luận về một luật hoặc một nội dung gì thì báo chí bám rất sát, thậm chí còn cung cấp thêm thông tin, ý kiến chuyên gia, giúp ĐB QH có cơ sở thông tin để trao đổi, quyết định.

Theo tôi, báo chí hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối giữa cử tri và ĐBQH. Tôi thấy Tiền Phong là một trong những báo có uy tín, có vai trò tích cực trong việc phản ánh thông tin hoạt động của Quốc hội.

Nhờ uy tín ấy thông tin càng thuyết phục, người dân tin hơn ở cách phản ánh cũng như quan điểm đưa thông tin luôn khách quan, đa chiều.

Nguyễn Tuấn
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.