Trung Quốc đưa 30 tàu cá tràn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép

Đoàn tàu từ đảo Hải Nam xuống đánh bắt trái phép ở biển Trường Sa
Đoàn tàu từ đảo Hải Nam xuống đánh bắt trái phép ở biển Trường Sa
TP - Nói và làm trái ngược nhau là một đặc điểm hành xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hiện nay.

Trong khi đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt kéo dài từ ngày 16-5-2012 đến ngày 1-8-2012 với lý do “đang mùa cá đẻ, nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên biển”, dọa tịch thu tàu thuyền, số cá đánh bắt được của những người vi phạm lệnh cấm này, thì Trung Quốc lại hành động ngược lại.

Đoàn tàu từ đảo Hải Nam xuống đánh bắt trái phép ở biển Trường Sa
Đoàn tàu từ đảo Hải Nam xuống đánh bắt trái phép ở biển Trường Sa.

Chiều ngày 12-7, trang mạng của Tân Hoa xã và các báo điện tử khác của Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin của phóng viên báo điện tử Chinanew.com về việc tỉnh Hải Nam “tổ chức một đoàn tàu quy mô lớn chưa từng có trước tới nay xuống đánh bắt ở vùng biển đảo Vĩnh Thử” (tức đảo Chữ Thập của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa).

Theo báo chí Trung Quốc thì đoàn tàu này gồm 30 chiếc, được chia thành 2 biên đội, 6 tốp hình thành một hạm đội đánh bắt - chế biến với 1 tàu chỉ huy kiêm đảm bảo hậu cần 3.000 tấn.

Tàu này đảm đương nhiệm vụ cung cấp dầu, nước, lương thực cho 29 tàu đánh bắt loại vỏ thép 140 tấn, đồng thời cũng thu mua và chế biến hải sản. Trên mỗi tàu cá có từ 15 - 16 lao động. Chiến dịch đánh bắt này sẽ kéo dài trong 20 ngày.

Một lễ khởi hành rầm rộ đã được tổ chức tại cảng Tam Á lúc 9 giờ sáng ngày 12-7 với những phát biểu ngạo mạn, ngang ngược của các quan chức coi đây là hành động thực tế của ngư dân đánh bắt ở “ngư trường Tam Sa” sau khi thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, cùng những lời lẽ trấn an “có tàu Ngư chính bảo vệ, ngư dân rất yên tâm”.

Cũng theo báo chí Trung Quốc thì đoàn tàu đánh bắt lần này là “sự hợp lực giữa ba bên: Xí nghiệp chế biến, hợp tác xã và ngư dân”, “là hoạt động đánh bắt quy mô lớn nhất trong nhiều năm nay, là bước tiến quan trọng của ngành nghề đánh bắt hải sản biển tỉnh Hải Nam đi từ đánh bắt biển gần là chính chuyển dần sang lấy đánh bắt biển xa là chính.

Họ khoe: Chiến dịch đánh bắt này được đảm bảo đầy đủ: Các tàu Ngư chính, các đài thông tin trên bờ và các cơ quan có liên quan đều đã chuẩn bị đẩy đủ, sẽ kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.

Đây rõ ràng là một hành động được tính toán nằm trong mưu đồ hiện thực hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm, làm hại mối quan hệ giữa hai bên và tổn thương tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.

Trong một diễn biến khác, theo “Thế giới Nhật báo” bằng Hoa ngữ, ngày 11-7, Tôn Thư Hiền, Bí thư đảng ủy, Phó tổng đội trưởng Tổng đội Hải giám Trung Quốc, khi phát biểu tại cuộc “Hội thảo học thuật hai bên eo biển về Nam Hải 2012” đã hung hăng tuyên bố: “Nếu Nhật Bản khiêu khích ở Điếu Ngư, Philippines và Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Nam Hải, Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiến hành chiến tranh, cần phải lấy chiến tranh để chặn chiến tranh, lấy chiến tranh cục bộ tránh chiến tranh lâu dài”.

Tôn kêu gọi Đài Loan phối hợp với Trung Quốc trong hành động ở Trường Sa, cùng nhau khoan thăm dò dầu khí ở đông bắc Trường Sa.

Đáng chú ý, Tôn Thư Hiền còn nói: Tàu hải giám Trung Quốc đã sử dụng phương thức cắt đứt cáp điện để phá hoại hoạt động của các dàn khoan của các nước trên Biển Đông, khiến họ không hoạt động được và khoe khoang “cắt cáp điện là thứ vũ khí bí mật mà Trung Quốc chuẩn bị sử dụng để đối phó với các nước khác”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.