Xác định 3 nguyên nhân cháy nổ xe

Xác định 3 nguyên nhân cháy nổ xe
Chiều 12-11, Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với một số bộ ngành tổ chức hội thảo khoa học, báo cáo một số kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân và giải pháp phòng chống cháy, nổ ôtô, xe máy.

Xe tải hất tung lan can, bốc cháy trên cầu Vĩnh Tuy

Cận cảnh pha chế xăng rởm

Kết quả nghiên cứu nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học do Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì phối hợp với Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu (Bộ Công thương), Viện Cơ khí động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Trung tâm nghiên cứu, thiết kế, sửa chữa thực nghiệm ôtô (Đại học Giao thông vận tải) thực hiện từ tháng 6-2012 đến 11-2013, với ba báo cáo khoa học độc lập.

Theo kết quả nghiên cứu công bố tại hội thảo, nguy cơ cháy nổ được xác định từ ba vấn đề.

Thứ nhất từ kết cấu, đặc tính một số hệ thống của xe cơ giới (gồm: hệ thống điện có thể phát sinh nguồn nhiệt, nguồn lửa; hệ thống dẫn nhiên liệu bị rò rỉ gây cháy khi gặp nguồn nhiệt; hệ thống tản nhiệt làm mát và hệ thống xả khí gây phát nhiệt cao). Những phân tích này phù hợp với số liệu điều tra đối với các xe máy và ôtô bị cháy trong thời gian qua tại 52 cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe máy trên cả nước.

Thứ hai, nguy cơ cháy nổ từ nhiên liệu và phụ gia do nhiên liệu pha chế với mục đích thương mại bằng cách lạm dụng phụ gia tăng RON đối với xăng, trộn diesel tốt với diesel có lưu huỳnh cao.

Nguy cơ thứ ba qua nghiên cứu được xác định từ phía người sử dụng xe, như sử dụng chưa đúng cách, không bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ, thay đổi kết cấu xe, sử dụng phụ gia tiết kiệm nhiên liệu…

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Việt Thanh cho biết thông tin tại hội thảo chỉ mới là kết quả nghiên cứu ban đầu, quá trình nghiên cứu sẽ tiếp tục được tiến hành trong thời gian tới để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng cháy, nổ xe.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.