Bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ đồng

Bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ đồng
Trong những năm tới sẽ còn diễn ra động đất có thể với cường độ mạnh hơn, tuy nhiên sẽ không gây nguy hiểm cho thủy điện Sông Tranh 2. Dù vậy vẫn cần tiến hành các biện pháp di dân để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ đồng

> Đại biểu QH Ngô Văn Minh: Nên dừng thủy điện Sông Tranh 2
> Động đất mạnh nhất từ trước tới nay

Đó là khẳng định của TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu.

Liên tiếp diễn ra động đất khiến cuộc sống người dân huyện Bắc Trà My đảo lộn
Liên tiếp diễn ra động đất khiến cuộc sống người dân huyện Bắc Trà My đảo lộn.

Ông Phương xác nhận, trận động đất mạnh xảy ra lúc 14h25 ngày 15-11 là khoảng 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu 6 km, tâm chấn ở vùng lòng hồ cách tuyến đập Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là trận động đất có cường độ lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này.

Ngay trong chiều 15-11, Viện Vật lý địa cầu đã cử đoàn công tác gồm 4 chuyên gia vào huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) để đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định cụ thể tâm chấn, kịp thời cảnh báo những trận động đất tiếp theo xảy ra ở đây.

Ông Phương thẳng thắn cho biết, trong 2-3 năm tới sẽ còn tiếp diễn những trận động đất kích thích kiểu này và khả năng có thể còn mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, mức độ động đất đến một lúc nào đó sẽ tiệm cận đến ngưỡng trên cùng và giảm dần đi.

Dù vậy, theo ông Phương, thủy điện Sông Tranh 2 đã được thiết kế kháng chấn ở mức 5,5 độ richter. Với các trận động đất dưới cấp độ này, đập Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn ở trong mức an toàn cho phép.

“Thiết kế kháng chấn này dựa vào các vết kiến tạo đứt gãy được Viện Vật lý địa cầu tiến hành khảo sát từ năm 2003. Từ đó cho đến nay chưa có thêm cuộc khảo sát nào tương tự” - ông Phương cho biết.

Ông Phương cũng thừa nhận, ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã xuất hiện nhiều đới đứt gãy mới bộc lộ do rung chấn, trong đó có những vết đứt gãy chỉ cách thân đập 2km.

Được biết, hiện trong 5 trạm quan trắc động đất ở huyện Bắc Trà My đã có 3 trạm đi vào hoạt động và truyền số liệu động đất về Viện Vật lý địa cầu. Máy móc thiết bị của 2 trạm còn lại đang sử dụng cho công tác quan trắc ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2, phục vụ công tác khảo sát của đoàn chuyên gia Nga.

Đêm 15-11, sau khi trận động đất mạnh diễn ra tại huyện Bắc Trà My, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước - đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng cùng một số chuyên gia để bàn biện pháp ứng phó.

Ngay sau đó, Ban quản lý dự án đã thông báo, kết quả kiểm tra trực tiếp tại khu vực đập cho thấy không có biến dạng bất thường và lượng nước thấm vẫn bình thường.

Sáng 16-11, trao đổi về vấn đề này bên lề kỳ họp Quốc hội, đại biểu Phạm Trường Dân (tỉnh Quảng Nam) bày tỏ quan điểm không lạc quan về độ an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Ông Dân cho biết, hiện hàng nghìn ngôi nhà trên địa bàn Quảng Nam đang nứt do động đất.

“Hiện đập Sông Tranh không xả nước được do không có cửa xả, do đây là đập đầm lăn, không có đập tràn như các công trình thủy điện khác. Đập đang chứa 230 triệu khối nước, cao trình hơn 140 m, giờ muốn xả nước chỉ bằng cách khoan cắt bê tông.

Tôi đề nghị phải tính toán đến vấn đề an dân khi triển khai các dự án về kinh tế, cái rõ ràng nhất là thủy điện Sông Tranh do không tính toán kỹ nên đã gây ảnh hưởng đến người dân, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn thiệt hại về tinh thần. Phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu” - ông Dân nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TPHCM) cũng cho rằng, nên dừng lại công trình thủy điện Sông Tranh 2.

“Thiên tai đã có dấu hiệu bất thường trong khi khả năng con người là hữu hạn. Ngay cả nước Nhật hiện đại thế mà cũng không lường được về sóng thần. Dừng và bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ, nhưng 10.000 tỉ thì cũng phải bỏ vì an toàn là trên hết” - ông Đương bức xúc.

Theo Thanh Trầm
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.