Đề xuất lập ‘đường dây nóng’ ngăn chặn xung đột trên Biển Đông

Đề xuất lập ‘đường dây nóng’ ngăn chặn xung đột trên Biển Đông
TPO - Indonesia vừa đề nghị các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thành lập lập đường dây nóng cho phép các quan chức có thể ngăn chặn một cách nhanh nhất khả năng bùng phát xung đột tại Biển Đông.

>Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 21

>Mỹ giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

>Mỹ bàn về an ninh Biển Đông và chính sách 'tái cân bằng'

>Bốn tỉnh Trung Quốc sắp đưa tàu tuần tra ra Biển Đông

Ngoại trưởng Indonesian Marty Natalegawa đưa ra đề xuất trên khi các nhà lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc có mặt tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 21 và các nước đối tác vào cuối tuần này. Biển Đông được dự báo sẽ là vấn đề nóng bỏng trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này.

Trong khi các nước có liên quan luôn khẳng định sẽ giải quyết tranh chấp Biển Đông trên nguyên tắc đảm bảo hoà bình, an ninh khu vực, Ngoại trưởng Natalegawa bày tỏ lo ngại rằng xung đột bất ngờ ngoài tầm kiểm soát có thể xảy ra nếu các chính phủ không có một ‘kênh liên lạc’ dành riêng cho việc giải quyết nhanh những sự việc có khả năng châm ngòi xung đột.

Theo Ngoại trưởng Natalegawa, các quan chức cấp cao và chính quyền nên lập đường dây nóng và cam kết trao đổi, tiến hành những bước đi cần thiết để dập tắt bất kỳ hành động xung đột nào có thể bùng phát.

“Đây chỉ là một cam kết chính trị đơn giản với các nước ASEAN và Trung Quốc để nếu có các sự việc trong tương lai, hãy nhấc điện thoại lên để nói chuyện, trao đổi về điều đã xảy ra”, ông Natalegawa phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Phnom Penh. “Thách thức thực sự với chúng ta là sự hiểu lầm, tính toán nhầm. Khi có vấn đề, đó là lúc để kênh ngoại giao làm việc chứ không phải đóng lại”, Ngoại trưởng Indonesia nói thêm.

Tàu tuần tra Haixun 31 (Hải tuần 31) của Trung Quốc sẽ tham gia đợt tuần tra Biển Đông. Ảnh: THX
Tàu tuần tra Haixun 31 (Hải tuần 31) của Trung Quốc sẽ tham gia đợt tuần tra Biển Đông. Ảnh: THX.

Về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, các bên bày tỏ hy vọng sẽ sớm ra được tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vừa cho biết nước này và ASEAN thống nhất tiếp tục đối thoại để xây dựng nền tảng của việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN vừa kết thúc ngày 16 - 11, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) bắt đầu sáng nay 17 - 11. Hội nghị ASEAN chính thức khai mạc ngày 18 - 11 và Hội nghị ASEAN với các bên đối tác, hội nghị ASEAN+3 sẽ diễn ra ngày 19 - 11.

Các văn kiện dự kiến được ký ngày 19 – 11: Hiệp định ASEAN về tự do đi lại; Nghị định thư lần thứ ba về hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc; Nghị định thư về hàng rào kỹ thuật về vấn đề vệ sinh và thực phẩm trong hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc.

 
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.