Biển Đông có nguy cơ trở thành 'Palestine của châu Á'

Biển Đông có nguy cơ trở thành 'Palestine của châu Á'
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan mới đây đã lên tiếng cảnh báo tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề “Palestine của châu Á”, gia tăng xung đột, gây chia rẽ các nước và gây bất ổn toàn bộ khu vực.

Biển Đông có nguy cơ trở thành 'Palestine của châu Á'

> 'Đường lưỡi bò' trên hộ chiếu bị chính dân Trung Quốc phản ứng
> Mỹ không chứng thực hộ chiếu ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc
>
Những bước đi mới của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông
>Lưỡi bò và dấu hủy
>Đóng dấu 'Hủy' vào hơn 110 hộ chiếu TQ có in 'đường lưỡi bò'

Một căn cứ do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông
Một căn cứ do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times, Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói rằng Châu Á đang bước vào một giai đoạn ‘cam go nhất’ trong những năm gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

“Chúng ta phải lưu tâm đến một thực tế rằng Biển Đông có thể thể trở thành một Palestine nếu các nước không cố gắng hóa giải tình thế một cách mạnh mẽ hơn mà vẫn có tiếp tục gây căng thẳng”, nhà ngoại giao Thái Lan nhấn mạnh.

Ông Pitsuwan cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với sự chuyển dịch trọng tâm của Hoa Kỳ sang Châu Á đã đặt các quốc gia Đông Nam Á vào tình thế phải chọn lựa.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Thái Lan cũng cho rằng tình thế xấu đi tại vùng Biển Đông là hệ quả của ‘sự năng động bên trong Trung Quốc’, khi Bắc Kinh chú trọng vấn đề chủ quyền lãnh thổ vì sự thay đổi lãnh đạo gần đây, cũng như sự thịnh vượng gia tăng và tiến trình xây dựng nhà nước vẫn tiếp diễn.

Nhà ngoại giao này cho rằng cách thức tốt nhất để tránh một cuộc xung đột là ASEAN và Trung Quốc phải đạt đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, có tính ràng buộc pháp lý, khiến các nước không tìm cách chiếm đảo, các mỏ dầu hay những ngư trường.

Nhưng điều này là một thách thức lớn khi các định chế chính trị và cơ chế giải quyết tranh chấp ở châu Á vẫn còn chưa phát triển tương xứng với sức mạnh kinh tế của một khu vực đang phát triển.

Ông Pitsuwan sẽ rời nhiệm sở vào tháng tới sau 5 năm làm tổng thư ký ASEAN. Kế nhiệm ông là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh.

Minh Châu
Theo CNN/Financial Times, petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG