Cám cảnh đại gia Việt ăn tết với 'cơm bụi'

Những quán "cơm bụi" hút khách thời kinh tế khó khăn
Những quán "cơm bụi" hút khách thời kinh tế khó khăn
TPO – Trong tình cảnh kinh tế khó khăn thu nhập giảm, những người sinh sống và làm việc tại các tòa nhà cao cấp đổ xô sử dụng sinh hoạt các dịch vụ cấp thấp như trà đá, “cơm bụi”…vỉa hè.

Theo quan sát của phóng viên, thời gian gần đây các quán cơm, phở bình dân… có giá từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/suất nở rộ tại các khu chung cư cao cấp, nhà liền kề và biệt thự. Nói quán thì hơi sang trọng, thực ra, nó chỉ là một chiếc túp lều được dựng tạm bợ từ mấy thanh xà gồ, vài miếng gỗ ép, mái được che bằng tấm bạt rách rưới. Cạnh chung cư Keangnam cũng có đến cả trăm cái lều dựng lên để bán “cơm bụi”, phở, miến bún đậu…

Chúng tôi dừng lại tại một túp lều của anh Trần Văn Hoàng, với diện tích chỉ chừng 10m2, song anh này phải thuê với giá 3 triệu đồng/tháng.

Chúng tôi đến quán của anh Hoàng vào lúc 9h30, dù không phải giờ trưa, hoặc buổi sáng, nhưng số người ăn bún cứ nườm nượm ra vào. Cái túp lều nhỏ như vậy, song có đến 4 người luôn tay luôn chân vẫn không kịp phục vụ cho khách. Chúng tôi muốn uống 1 ly cà phê ở đó cũng ngại vì sợ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của anh.

Trung bình mỗi ngày 'túp lều' của anh Hoàng cũng tiêu thụ khoảng từ 35 đến 40kg bún tương đương với khoảng 300 đến 350 bát. Ngày nào mưa gió cũng bán được cả trăm bát.

Khách ngồi kín trong túp lều của anh Hoàng
Khách ngồi kín trong túp lều của anh Hoàng. Ảnh: Minh Đức

Anh Hoàng cho biết, trước đây hay đến đá bóng tại bãi đất trống của dự án treo cạnh tòa nhà Keagnam, thấy người dân cứ ùn ùn kéo xuống xếp hàng để được ăn cơm, phở bình dân ở mấy cái lều dựng tạm nên anh mới này ra ý nghĩ kinh doanh.

Túp lều của anh mới đi vào hoạt động khoảng chừng 5 tháng, song ngày nào cũng tấp nập người từ tòa nhà Keangnam và một số tòa nhà lận cận đổ xuống ăn uống. Thời gian trước đây chủ yếu là người giúp việc, nhân viên bán hàng, nhân viên của các công ty đóng ở tòa nhà xuống ăn uống, song thời gian gần đây thì có cả những ông, bà mà người ta gọi là đại gia cũng đổ xuống đây ăn uống.

Anh Hoàng cười nhạt nói, và hôm nay, có cả đại gia cũng chen chân xuống đây ăn Tết đó. Ngoài ra, quán của anh còn phục vụ cà phê với giá 15.000 đồng/ly. Cà phê với giá mềm thế này thường được nhiều nhân viên văn phòng ưa chuộng, song khá nhiều người mua rồi đưa lên phòng cho sếp, chị Mai Thị Huyền, một nhân viên kinh doanh của hãng Parkson có trụ sở tại Keangnam nói.

Đi sang các quán cơm rang, phở xào bên cạnh khách ngồi kín từ vỉa hè vào tới trong lều. Nhiều khách còn phải đừng chờ hàng giờ đồng hồ mới có có được một chỗ ngồi.

Chúng tôi ra một quán trà đá bên cạnh gặp vài người nước ngoài (Hàn Quốc) và một vị phó tổng giám đốc N.A.T làm ăn có tiếng tại Việt Nam nói, mặc dù phải sống cầm cự với bão giá, sinh hoạt cho qua ngày, nhưng khi ngoại giao với đối tác, chúng tôi vẫn phải cố gắng giữ hình ảnh. Thời buổi kinh tế khó khăn mà sử dụng dịch vụ trong tòa nhà Keangnam thì chịu không nổi. 1 suất cơm trong đó, rẻ cũng phải từ 150.000 đồng trở lên, thêm tách trà, cà phê vào nữa là mất đứt 200.000 đồng.

Như vậy một bữa sử dụng dịch vụ cao cấp bằng cả ngày sinh hoạt “cơm bụi”, trà đá …vỉa hè. Kinh tế khó khăn như hiện nay, càng oai càng chóng “chết”, ông N.A.T nói.

Một quán bún đậu mắm tôm cạnh tòa nhà Sudico
Một quán bún đậu mắm tôm cạnh tòa nhà Sudico. Ảnh: Minh Đức

Chúng tôi tiếp tục dạo quanh khu vực tòa nhà Sudico (Sông Đà). Khu vực này chủ yếu là biệt thự vàn nhà liền kề cao cấp, hàng, quán cũng mọc lên như nấm tại các khu vực vực hè, khuôn viên.

Chúng tôi nán lại tại một quán trà đá, cạnh đó là dãy bún đậu mắm tôm nằm lọt giữa hai tòa nhà sang trọng. Ngồi cách đó chừng 5m là một người đàn ông mặt mũi sáng sủa, với bộ quần áo bảo vệ khoác trên mình không phù hợp cho lắm. Chị Phạm Thị Hương, bán trà đá cho biết: Đó là vị đại gia, thường cưỡi Mẹc (Mercedes) đi lại trong khu vực này, tuy nhiên mấy tháng trở lại đây thì ông ấy mất hết 'cả chì lẫn chài' nên đành phải đi làm bảo vệ kiêm trông xe.

Theo Viết
MỚI - NÓNG