Đi đòi lương, nhân viên S-Fone ngất xỉu

Đi đòi lương, nhân viên S-Fone ngất xỉu
Phó Tổng giám đốc SPT (công ty mẹ của S-Fone) không giữ được bình tĩnh khi phải trả lời về chuyện nợ lương, trợ cấp trong buổi gặp nhân viên sáng nay. Do bức xúc, có người đã ngất xỉu.

Đi đòi lương, nhân viên S-Fone ngất xỉu

Những người không tiền Tết
> Méo mặt nhìn Tết đến

Phó Tổng giám đốc SPT (công ty mẹ của S-Fone) không giữ được bình tĩnh khi phải trả lời về chuyện nợ lương, trợ cấp trong buổi gặp nhân viên sáng nay. Do bức xúc, có người đã ngất xỉu.

Người lao động lại căng biểu ngữ đòi lãnh đạo SPT trả nợ lương tại trụ sở ở Hà Nội
Người lao động lại căng biểu ngữ đòi lãnh đạo SPT trả nợ lương tại trụ sở ở Hà Nội. Ảnh: Anh Quân
 

Sáng nay, 30 nhân viên cả cũ lẫn đang còn hợp đồng với S-Fone lại đội mưa kéo đến chi nhánh SPT Hà Nội, mang theo biểu ngữ yêu cầu lãnh đạo công ty phải trả nợ lương, bảo hiểm và các khoản trợ cấp.

Căn phòng rộng chừng 10 mét vuông của Giám đốc SPT Hà Nội Hoàng Tuấn Anh ngột ngạt khi tất cả đều muốn vào trong để gặp trực tiếp và nói chuyện.

Ông Tuấn Anh cho biết chỉ có thể tiếp nhận phản ánh từ người lao động để chuyển lên lãnh đạo, còn chi nhánh miền Bắc đặt tại Hà Nội không thể giải quyết được chuyện này.

Giám đốc SPT Hà Nội đã gọi điện cho Phó Tổng giám đốc SPT, kiêm CEO S-Telecom Nguyễn Phi Long. Đáp lại những bức xúc của người lao động qua điện thoại, ông Long giãi bày mới nhận việc được 2 tuần (thay ông Phạm Tiến Thịnh, cựu CEO của S-Telecom) nên chưa thể làm gì nhiều.

Khi đề cập đến hướng xử lý các khiếu nại của nhân viên S-Fone hiện nay, ông Long không thể trả lời vào vấn đề chính mà chỉ giải thích chung chung cùng lời hứa không có hạn định. Trong quá trình tiếp chuyện với người lao động, vị tân Phó giám đốc SPT đã có lúc không giữ nổi bình tĩnh và to tiếng qua điện thoại.

"SPT gửi thông báo buộc thôi việc không rõ lý do, những người còn đi làm thì cũng không được thanh toán lương, và tất cả phải nghỉ ở nhà từ ngày 5/11 vì văn phòng bị niêm phong", một cựu nhân viên S-Fone nói. Trong lúc người lao động đang bất bình với câu trả lời của lãnh đạo SPT, thì một nhân viên do quá bức xúc đã ngất xỉu.

Tình huống bất ngờ xảy ra khi một nhân viên ngất xỉ
Tình huống bất ngờ xảy ra khi một nhân viên ngất xỉ. Ảnh: Anh Quân
 

Có mặt tại buổi làm việc sáng nay, Giám đốc S-Fone Hà Nội Vũ Anh Tuấn và bà Đỗ Thị Ngọc Khánh, Chủ tịch Công đoàn của S-Fone miền Bắc cho biết, cả hai đều đã nghỉ việc ở nhà. Riêng ông Tuấn xin nghỉ việc tại S-Fone. "Thú thật công ty cầm cự được đến bây giờ là giỏi lắm rồi, vì khó khăn chồng chất đã từ cách đây vài năm", ông Tuấn giãi bày.

Về tiền nợ văn phòng tại trụ sở số 11 Trần Hưng Đạo, Giám đốc Vũ Anh Tuấn chia sẻ: "Tiền nhà đã nợ 6 tháng nay, đồ đạc cũng bàn giao hết cho bên quản lý rồi. Giờ chỉ còn máy móc, hệ thống là vẫn để đấy". Theo bà Khánh, mỗi tháng S-Fone phải trả hơn 200 triệu đồng tiền thuê văn phòng (gồm 2 tầng). Như vậy, số tiền nợ trụ sở của công ty này đã vượt mức 1,2 tỷ đồng, chưa kể tiền điện, nước.

Trước sức ép phải có kế hoạch cụ thể về lịch làm việc, ông Nguyễn Phi Long hẹn ngày 28 hoặc 29/1 sẽ từ TP HCM ra Hà Nội để gặp và trực tiếp giải đáp thắc mắc của người lao động. Lời hứa trên làm dịu bầu không khí trong phòng Giám đốc Hoàng Tuấn Anh, nhưng vẫn không đủ để các cựu nhân viên của S-Fone tin tưởng.

Tháng 7/2012, SPT bất ngờ cắt hợp đồng toàn bộ nhân viên S-Fone tại Đà Nẵng, dù chưa giải quyết xong khiếu nại của người lao động vì chậm lương nhiều tháng liền. Lãnh đạo S-Fone giải thích do chuyển đổi mô hình kinh doanh nên thanh lý hợp đồng. Sếp của SPT cũng cam kết trả đủ lương cho nhân viên, nhưng từ tháng 6/2012 đến nay vẫn chưa thực hiện được lời hứa.

Theo Anh Quân
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.