Chất 'độc' trong thú nhún được sử dụng phổ biến

Chất 'độc' trong thú nhún được sử dụng phổ biến
Thông tin về việc Singapore thu hồi hơn 300 thú nhún đồ chơi do chứa chất phthalates độc hại khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, người dân không nên quá hoang mang, bởi phải với nồng độ rất cao mới có thể gây ngộ độc.

Chất 'độc' trong thú nhún được sử dụng phổ biến

> Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm vì... thú nhún
> Phụ huynh ‘tá hỏa’ chuyện thú nhún có chất độc

Thông tin về việc Singapore thu hồi hơn 300 thú nhún đồ chơi do chứa chất phthalates độc hại khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, người dân không nên quá hoang mang, bởi phải với nồng độ rất cao mới có thể gây ngộ độc.

Thú nhún - đồ chơi yêu thích của trẻ em.
Thú nhún - đồ chơi yêu thích của trẻ em..

Sử dụng phổ biến, dễ thôi nhiễm

Trước đó, ngay khi có thông tin tại Singapore thu hồi thú nhún vì chứa phthalates, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ đã tiến hành khảo sát cửa hàng bán đồ chơi trẻ em tại phố Lương Văn Can (Hà Nội). Đồng thời lấy 2 mẫu thú nhún được sản xuất tại Trung Quốc và gửi đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 để thử nghiệm chỉ tiêu hợp chất phthalate.

PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết: “Chất phthalates được sử dụng trong nhựa để làm mềm, dẻo nhựa. Chất này được sử dụng rộng rãi, gần như mọi nơi mọi chỗ, tất cả đều sử dụng bởi đây là một chất dẻo hóa tương đối an toàn trong ngành nhựa. Đồng thời, nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, trong thực phẩm (làm cho nhũ hóa, làm không bị lắng) với hàm lượng nhất định không gây hại”.

Thông thường người ta quy định 0,1 - 0,2% trong nhựa, nhưng ở một số trường hợp vì muốn nhựa dẻo hơn họ có thể trộn phthalates với hàm lượng cao hơn. “Chất này rất dễ tách ra khỏi nhựa, bởi nó chỉ là chất để làm dẻo hóa, rất dễ thôi ra. Khi bị thôi ra, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng phải với hàm lượng rất cao”, TS Côn đánh giá.

Cũng theo chuyên gia về hóa học này, tại Việt Nam hoàn toàn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về phathelates. Chỉ một số nước như Canada, Mỹ, EU có tiêu chuẩn cụ thể, quy định đặc biệt với đồ chơi trẻ em mà trẻ có thể ngậm, mút cho vào miệng với ngưỡng an toàn của phthalates trong sản phẩm đồ chơi trẻ em là không quá 1.000mg/kg, còn cao hơn nữa thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, ảnh hưởng đến mức nào thì đến nay cũng chưa có một bằng chứng, thử nghiệm nào trên người. Chỉ có kết quả thử nghiệm trên chuột, thỏ khi dùng với hàm lượng cao, 3.000mg/kg.

Nếu bị ngộ độc cấp tính, hàm lượng phải rất cao, còn nếu chỉ mút đồ chơi khó có hàm lượng cao như vậy. “Ví như họ thử nghiệm, với chuột 3.000mg/kg gây ra những ảnh hưởng về hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, với một đứa trẻ 10kg chẳng hạn thì nó phải ăn cỡ chừng 30g, trẻ 20kg phải ăn chừng 60g (bằng một cốc sữa to) mới bị ảnh hưởng”, TS Côn ví dụ.

Vì thế, với chất này, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Bởi ngay cả với các nghiên cứu, người ta cũng mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện như thế mà chưa nói như thế tác hại hay chưa. Nhưng cần lưu ý với nhóm đồ chơi nhỏ trẻ có thể cho vào miệng nuốt sẽ nhiễm hàm lượng phathelates lớn hơn với việc trẻ nhiễm qua việc tiếp xúc, nuốt phải chất này qua thôi nhiễm từ đồ vật.

Theo Hồng Hải
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG