Tưng bừng khai hội Tịch điền

Tưng bừng khai hội Tịch điền
Sáng 16-2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Quý Tỵ), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND huyện Duy Tiên đã long trọng tổ chức lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn- lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

> Ném Thượng vào hội chém lợn

Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, tỉnh Hà Nam, các tỉnh lân cận cùng hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã tham dự lễ hội.

Sau lễ rước linh vị Vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi xuống khu hành lễ, lễ hội Tịch điền được cử hành trang trọng với các màn múa rồng, đọc văn trình, kính cáo tổ tiên xin phép tiến hành khai hội và lễ dâng hương thành kính.

Sau đó, một cụ ông cao niên của xã Đọi Sơn khoác long bào, đeo mặt nạ, nhập linh khí quân vương rồi đi những đường cày đầu tiên, lật lên những lớp đất tơi xốp trong tiếng hò reo cổ vũ của đông đảo du khách.

Tiếp đó là những đường cày của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên.

Theo các tài liệu lịch sử và truyền miệng trong dân gian, vào mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), Vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Kể từ đó, lễ hội Tịch điền trở thành một tục lệ đẹp được các triều đại về sau duy trì.

Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam đã phục dựng thành công, tổ chức các nghi thức trang trọng của lễ hội với quy mô lớn, tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản" (tức lấy nông nghiệp làm gốc) để khuyến khích phát triển nông nghiệp.

    Theo Lao Động
    Theo Đăng lại
    MỚI - NÓNG
    Nguyên nhân sập cầu treo Kẻ Nính
    Nguyên nhân sập cầu treo Kẻ Nính
    TPO - Liên quan đến vụ sập cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu xảy ra vào ngày 6/3/2024, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã có báo cáo kết quả kiểm tra vụ việc và nguyên nhân gây sập cầu.