Đề xuất chi 6.300 tỷ để xây... trạm cân

Đề xuất chi 6.300 tỷ để xây... trạm cân
Chi 6.300 tỷ để xây dựng 45 trạm kiểm tra trọng tải xe đường bộ (trạm cân) từ nay đến năm 2030 là đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đang tính toán sử dụng tiền từ Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện tham vọng lớn lao này…

Đề xuất chi 6.300 tỷ để xây... trạm cân

> Nga cấp 1 tỷ USD xây nhà máy điện hạt nhân ở VN

> Xây dựng kênh truyền hình Quốc hội, quốc phòng 

Chi 6.300 tỷ để xây dựng 45 trạm kiểm tra trọng tải xe đường bộ (trạm cân) từ nay đến năm 2030 là đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đang tính toán sử dụng tiền từ Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện tham vọng lớn lao này…

Trạm Thu phí Quảng Ninh tồn tại nhiều thực trạng nhức nhối
Trạm Thu phí Quảng Ninh tồn tại nhiều thực trạng nhức nhối.
 

Những trạm thí điểm tai tiếng

Việc đầu tư xây dựng trạm cân được thực hiện từ 2012 đến 2030, theo ba giai đoạn. Theo đó, từ 2012-2015 xây 13 trạm, vốn đầu tư dự kiến 1.031 tỉ đồng. Số vốn cho giai đoạn hai (2015-2020) tăng lên 2.428 tỉ đồng để xây 19 trạm, từ 2020-2030 tiếp tục xây thêm 13 trạm với vốn đầu tư dự kiến 2.882 tỉ đồng.

Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 2012-2020, đơn vị này đề xuất tập trung xây 32 trạm cân trên các tuyến quốc lộ huyết mạch, có lưu lượng vận tải lớn và lượng xe tải nặng gia tăng nhanh, như 1, 2, 5, 70, 51, 20, 13, 32. Đồng thời sẽ xây dựng sớm trạm cân trên các quốc lộ 9, 10, 38 để kịp thời ngăn chặn lượng xe quá tải bất thường đang phá hỏng kết cấu hạ tầng đường bộ, gây mất an toàn giao thông và bức xúc cho nhân dân địa phương.

Hiện tại, đã có hai 2 trạm cân đang hoạt động thí điểm là Dầu Giây (Đồng Nai) trên Quốc lộ 1 và trạm cân trên Quốc lộ 18 (tỉnh Quảng Ninh).

Trước đó, năm 2010, Báo Pháp luật Việt Nam đã có loạt bài phản ánh những bất cập và thực trạng nhức nhối tại trạm thu phí Quảng Ninh. Tại thời điểm đó, dù mới vận hành được thời gian rất ngắn, nhưng Sở Công Thương Quảng Ninh đã “mạnh dạn” kiến nghị tỉnh Quảng Ninh có văn bản đề nghị Bộ GTVT tạm dừng hoạt động trạm cân này.

Lý do mà Sở Công thương Quảng Ninh đề nghị dừng hoạt động trạm cân là khi hạ tầng chưa đảm bảo mà vẫn đưa trạm cân vào hoạt động là chưa phù hợp, khi đưa trạm cân vào hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất như kho bảo quản hàng sang tải, bãi bốc dỡ hàng sang tải, phương tiện bốc dỡ không có…, làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và mỹ quan đô thị.

Trong khi đó, giới chủ vận chuyển hàng hoá quốc tế cũng ngán ngẩm trước trạm cân nói trên. Theo đại diện nhiều DN, khi vận chuyển xuất hàng đi Trung Quốc, với những container nguyên chì thì không thể sang tải, mặt khác, thật hết sức vô lý khi những container đóng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng về Việt Nam lại bị cấm vận chuyển, như thế thì không thể chạy nổi, làm lượng hàng tồn kho rất nhiều.

Chính Bộ GTVT trong buổi họp vào tháng 4/2012 cũng phải thừa nhận những “hạn chế” của những trạm cân bạc tỷ Dầu Giây trạm Quảng Ninh. Khi xe chạy qua trạm nhưng để biển số xe cong, vênh, mờ, hoặc các xe đi liền sát vào nhau, không tuân theo quy định về khoảng cách tối thiểu khi lưu thông qua cân động, hoặc xe đi dưới tốc độ 20km/h và trên 60km/h là thiết bị cân cũng… không có giá trị.

Tiền đầu tư mỗi trạm cân không lớn?

Theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, giá trị đầu mỗi trạm cân ước tính khoảng khoảng 80 tỷ đồng, theo người có trách nhiệm thì số tiền đó là “không lớn”.

Để có kinh phí thực hiện đề xuất “khủng” này, các nguồn vốn mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính toán sử dụng đến là vốn ngân sách ODA, BOT và tiền từ vốn Quỹ bảo trì đường bộ. Do Quỹ bảo trì đường bộ mới chính thức hoạt động từ đầu năm 2013 nên đơn vị này đề xuất trong giai đoạn 2012-2015 chưa sử dụng nguồn quỹ này mà đưa hệ thống trạm cân trọng tải xe vào danh mục các dự án kêu gọi vốn ODA.

Với kế hoạch thực hiện quy mô nói trên, tuy nhiên, trong một báo cáo chính thức các đây vài hôm, vẫn chưa thấy động thái nào cho thấy Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ triển khai thực hiện các trạm thu phí trong năm mới 2013.

Trong năm 2012, Tổng cục này là chủ đầu tư của 101 dự án, trong đó có 49 dự án chuyển tiếp, 5 dự án làm mới và 47 dự án chuẩn bị đầu tư. Trong năm 2012, đã giải ngân số tiền có giá trị 4.863 tỷ đồng. Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án nói trên cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác 1.093km.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2913 mà Tổng cục này thực hiện là triển khai thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ gắn với thực hiện đổi mới toàn diện công tác bảo trì đường bộ, tổ chức đấu thầu thí điểm công tác duy tu các đoạn tuyến từ 3 đến 5 năm. Đồng thời, đây cũng là năm Tổng cục Đường bộ Việt Nam khởi công nhiều dự án, như đường ô tô Lân Vũ - Lạch Huyện, xây dựng cầu yếu trên các tuyến quốc lộ, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 15…

Theo V.Hưng
Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG