Cho thôi chức Chủ tịch tỉnh Bình Phước

Cho thôi chức Chủ tịch tỉnh Bình Phước
Ngày 27-2, UBND tỉnh Bình Phước đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND và thành viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Trương Tấn Thiệu.

> Bắt giam hai phó giám đốc Sở Tài chính và Tư pháp Bình Phước

Theo đó, tại cuộc họp bất thường vào đầu tháng 3-2013, HĐND tỉnh Bình Phước sẽ bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Thiệu và bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trước đó, ngày 30.1, Ban Bí thư T.Ư cũng đã đồng ý để ông Trương Tấn Thiệu thôi giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy và thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.

Cũng tại văn bản này, Ban Bí thư đã đồng ý thực hiện quy trình điều động thiếu tướng Nguyễn Văn Trăm, thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 để chuyển ngành về Tỉnh ủy Bình Phước và chỉ định tham gia BCH, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy và giới thiệu để HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Trương Tấn Thiệu sinh năm 1955, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước từ tháng 12-2007. Vào tháng 12-2011, ông được tái bổ nhiệm hai chức vụ trên. Ngày 19-11-2012, Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật cảnh cáo về chính quyền và cho thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước. Theo Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Thiệu, với cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự, Chủ tịch UBND tỉnh, đã nhiều lần vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của Tỉnh ủy… Ông Thiệu còn thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá trình lãnh đạo, quản lý; ký một số quyết định có nội dung trái quy định của pháp luật. Trong đó có một số vụ việc làm thất thu ngân sách, gây hậu quả nghiêm trọng, phải chuyển cho cơ quan pháp luật xem xét, xử lý.

Theo Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.