Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trong Hiến pháp

Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trong Hiến pháp
TP - ĐB Trần Ngọc Định, Phó trưởng Bộ môn Luật Hiến pháp, Bí thư Đoàn trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu như vậy tại Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, hôm qua (1-3).

> 300 người Trung Quốc xem triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam
> Báo Mỹ: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

ĐB Định kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần khẳng định rõ hơn chủ quyền của Việt Nam đối với đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo.

Vì vậy kiến nghị sửa Điều 1 Dự thảo theo hướng giữ nội dung Điều 1 Hiến pháp hiện hành và bổ sung như sau: “Chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với đất liền, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, các hải đảo, vùng biển và vùng trời theo các Tuyên bố của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm” - ĐB Định kiến nghị.

Nền tảng là đại đoàn kết toàn dân

Góp ý điều 2 (bản chất nhà nước), ĐB Định cho rằng, cần thể hiện phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi và điều kiện của tình hình mới khi chính sách phát triển của Nhà nước dựa trên nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và chính sách đại đoàn kết toàn dân.

Việc khẳng định: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong điều kiện hiện nay tại dự thảo không còn phù hợp, đặc biệt đã không thừa nhận vai trò của tầng lớp doanh nhân - những người có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Cần thể hiện một cách rộng rãi, dân chủ hơn như đã thể hiện ở Hiến pháp năm 1946 trước đây cũng như cách thể hiện của Hiến pháp các nước tiến bộ trên thế giới.

Đề nghị sửa đoạn 1 của Điều 2 là: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là đại đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa”.

Đến từ Tỉnh Đoàn Yên Bái, ĐB Thào Thị Thùy Linh góp ý, tại điều 5 khoản 4 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước”. “Đề nghị thay cụm từ tạo điều kiện bằng bảo đảm để thực hiện đúng vai trò Nhà nước của dân, do dân và vì dân hay nói cách khác là nhà nước phải phục vụ nhân dân” - ĐB Thùy Linh kiến nghị.

Về chính quyền địa phương (Chương IX - Dự thảo), TS Nguyễn Văn Cương (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp) cho rằng, cần xây dựng chính quyền địa phương sao cho hoạt động thông suốt, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; làm rõ trách nhiệm cá nhân trong cơ quan hành chính địa phương, không để chế độ tập thể che lấp.

“Việc sửa đổi, bổ sung cần khắc phục tồn tại, bất cập trong quản lý, điều hành nền hành chính ở địa phương như tình trạng thiếu rõ ràng về trách nhiệm cá nhân của các thành viên, nhất là người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương, tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân ở một số đơn vị hành chính lãnh thổ, tính cắt khúc trong quản lý và điều hành hành chính, sự thiếu thông suốt, thống nhất, nhanh nhạy trong phản ứng chính sách của nền hành chính...” - ĐB Cương nói.

Đặt câu hỏi “Ai có quyền lập Hiến?”, Bí thư Đoàn Trường ĐH Luật Hà Nội Trần Ngọc Định cho rằng hiện nay quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.

Tuy nhiên, để phát huy dân chủ trực tiếp, nên có quy định trưng cầu ý dân và quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp và nên quy định ngay trong Hiến pháp.

Có như vậy, mới phát huy được quyền dân chủ và nhân dân là người có quyền thực sự xây dựng Hiến pháp- một khế ước xã hội giữa nhân dân và nhà nước.

Nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước

Góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu (ĐB) HĐND TPHCM cho rằng cần làm rõ, bổ sung thêm một điều riêng khái niệm về quyền con người, quyền công dân bởi hai quyền này là một trong 3 nội dung tối quan trọng của một bản hiến pháp.

Tại điều 6, ĐB Trần Trọng Dũng, Phó Tổng biên tập báo Công an TPHCM kiến nghị bổ sung nội dung: Nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các ĐB Quốc hội, ĐB HĐND, các công chức, viên chức trong việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền giám sát của nhân dân theo luật định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.