'Khó hướng tới một xã hội không có khiêu dâm, mại dâm'

'Khó hướng tới một xã hội không có khiêu dâm, mại dâm'
Đó là nhận định của ông Đặng Hoa Nam, Cục phó Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động) tại buổi đối thoại "Thực trạng văn hóa phẩm đồi trụy và mại dâm trên mạng tại Việt Nam" do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức sáng 12/4.

'Khó hướng tới một xã hội không có khiêu dâm, mại dâm'

> Kiếm bộn tiền từ phim khiêu dâm
> Công chức xem phim khiêu dâm 6 tiếng 1 ngày

Đó là nhận định của ông Đặng Hoa Nam, Cục phó Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động) tại buổi đối thoại "Thực trạng văn hóa phẩm đồi trụy và mại dâm trên mạng tại Việt Nam" do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức sáng 12/4.

rong 100 website được truy cập nhiều nhất, có 12 trang kết nối ngay với nội dung khiêu dâm và tình dục. Ảnh: Asione
rong 100 website được truy cập nhiều nhất, có 12 trang kết nối ngay với nội dung khiêu dâm và tình dục. Ảnh: Asione.

Theo chuyên gia Phạm Thị Mỵ, ở Việt Nam số người dùng internet đã tăng từ 10 triệu trong năm 2005 lên 31 triệu vào năm 2012.

Theo bà, quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ số kéo theo sự gia tăng của tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm và khiêu dâm. Số liệu thống kê trong nghiên cứu về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy, trong 100 website được truy cập nhiều nhất, có 12 trang kết nối nội dung khiêu dâm và tình dục.

"Gần đây còn liên tục xảy ra các vụ phát tán video quan hệ tình dục của học sinh, sinh viên, người mẫu, diễn viên... nên vô hình trung đã khiến tình trạng khiêu dâm, mại dâm trên mạng càng phát triển", bà Mỵ nói.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục phó Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động) cho rằng, thông tin khiêu dâm, bạo lực độc hại đang tràn lan trên mạng. Thông qua Internet, việc xâm hại tình dục trẻ em, mua bán người diễn biến khó lường với những chiêu trò mới.

"Đôi lúc, chúng tôi cảm thấy rất mệt mỏi vì khung hình phạt, chế tài hiện nay không theo kịp được thực tế. Khi trẻ em dễ dàng chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng với đầy đủ tên tuổi, số điện thoại thì rủi ro sẽ càng nhiều", ông Nam nhận định.

Theo ông, những kẻ mua bán người và xâm hại tình dục trẻ em thường tận dụng mạng để săn mồi vì ít tốn kém. "Cần định hình kỹ năng sử dụng mạng một cách thông minh, hình thành "vắc xin" cho trẻ bởi khi các em ngồi trước smartphone và máy tính thì mọi lời nói đều không có ý nghĩa. Lúc này, những kẻ lừa đảo trên mạng sẽ có cơ hội", ông Nam nói.

Hiện nay, dù Chính phủ có nhiều quy định trong Bộ luật hình sự và xử lý vi phạm hành chính, song hoạt động mại dâm, khiêu dâm trên mạng vẫn được cho là rất khó quản lý. Một phần nguyên nhân do lực lượng công an và đơn vị quản lý phần mềm chưa có sự phối hợp đồng đều. Quy định cấm trẻ vị thành niên truy cập Internet, việc kiểm soát thời gian mở cửa của các cửa hàng Internet chưa có hiệu quả.

"Khó để hướng tới một xã hội không có khiêu dâm, mại dâm trên mạng, nhưng pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng để áp dụng xử lý trong thực tế, nhằm giảm dần vấn nạn này", ông Nam kiến nghị.

Theo Hoàng Thùy
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG