Hội ngộ tinh hoa nghề Việt bên dòng Hương

Hội ngộ tinh hoa nghề Việt bên dòng Hương
TPO - 20 giờ 40 ngày 27/4, tại bia Quốc Học ven bờ sông Hương thơ mộng, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 5 khai mạc, mở đầu nhiều hoạt động tôn vinhctài năng nghệ nhân và nglàng hề truyền thống Việt Nam.
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - không gian tôn vinh nghề Việt - tấp nập khách tham quan trước giờ Festiavl Nghề khai mạc
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu - không gian tôn vinh nghề Việt - tấp nập khách tham quan trước giờ Festiavl Nghề khai mạc.

Từ lâu, sông Hương và nhiều di tích đền đài, thành quách thuộc quần thể Di sản thế giới tại Cố đô Huế đã trở thành những sân khấu đặc sắc “chẳng nơi nào có được” mỗi dịp lễ hội lớn mang tầm quốc gia, quốc tế. Festival Nghề truyền thống Huế lần này cũng không ngoại lệ. Đôi bờ sông Hương tiếp tục là điểm nhấn cho các hoạt động trưng bày, quảng bá, tôn vinh tinh hoa nghề Việt và những sinh hoạt nghệ thuật, hội thảo.

Trình diễn chế tác gốm bằng phương pháp thủ công
Trình diễn chế tác gốm bằng phương pháp thủ công.

Trước giờ khai mạc, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu cạnh cầu Trường Tiền, 18 ngôi nhà rường truyền thống hoàn tất phục dựng, trở thành điểm giới thiệu, giao lưu, thao diễn kỹ năng sản xuất sản phẩm của 33 làng nghề nổi tiếng trong cả nước.

Ngay từ sáng 27/4, tất cả các làng nghề được mời gọi thuộc hàng chục tỉnh, thành trong nước từ vùng cao Hà Giang cho đến đất Thủ Bình Dương đã hội tụ về Huế, tạo nên sự sinh động, độc đáo, đa màu sắc nghề Việt như gốm, thêu, dệt zèng, lụa, mây tre đan, sơn mài, pháp lam, đúc đồng, nón lá, mộc mỹ nghệ, kim hoàn, hoa giấy, tranh mộc bản, ẩm thực...

Đồ gốm làng nghề Mỹ Xuyên (TT-Huế)
Đồ gốm làng nghề Mỹ Xuyên (TT-Huế).

Trước đó, tối 26/4, tại công viên Tứ Tượng ven bờ nam sông Hương, hai ngọn đèn kính pháp lam cũng vừa hoàn thiện kịp phục vụ Festival. Đây được xem là hai ngọn pháp lam đăng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Dệt lanh Lùng Tám đến từ vùng cao Hà Giang
Dệt lanh Lùng Tám đến từ vùng cao Hà Giang.

Các nghệ nhân pháp lam xứ Huế đã kỳ công gắn ghép 4.000 miếng kính màu sản xuất theo phương pháp thủ công, trang trí hoa văn pháp lam (kim loại tráng men có từ thời nhà Nguyễn), để tạo nên sản phẩm độc đáo có nguồn gốc từ nghề truyền thống độc nhất vô nhị xứ Huế, với chiều cao mỗi ngọn 5m, đường kính 2,2m.

Dệt Chăm
Dệt Chăm.

Cạnh công viên Tứ Tượng, sáng 27/4, Bảo tàng Văn hóa Huế mở cửa đón khách dự Lễ hội Dệt may quốc tế Métamorphoses, với 80 mẫu sản phẩm độc đáo đến từ 5 châu lục, lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam, thông qua Bảo tàng Bargoin (TP Clermont - Ferrand, Pháp).

Sân khấu bia Quốc Học nằm bên bờ nam sông Hương thơ mộng được chọn làm điểm khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế, tối 27/4, với chương trình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng do các nhạc sĩ, ca sĩ, vũ công, người mẫu đến từ Hà Nội, Huế, TP HCM thể hiện; nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống nghề Việt.

Áo dài tím, nón lá cùng sen Huế
Áo dài tím, nón lá cùng sen Huế.

Phía bờ bắc sông Hương, Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam quy tụ 50 gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề cả nước. Trong khuôn khổ Festival lần này còn có các cuộc hội thảo, tọa đàm nghề truyền thống, trưng bày cổ vật “Tinh hoa nghề thủ công truyền thống thời Nguyễn”, trình diễn nghệ thuật ẩm thực của nghệ nhân ba miền, triển lãm tranh sơn mài, đua thuyền trên sông Hương...

Festival Nghề truyền thống Huế 2013 còn đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có đối tác nước ngoài gồm Pháp, Nhật Bản cùng tham gia.

Theo Viết
MỚI - NÓNG