Bí thư Hà Nội nói về vụ dân Đường Lâm 'trả di tích'

Bí thư Hà Nội nói về vụ dân Đường Lâm 'trả di tích'
Thừa nhận sự không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển di tích, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, tuần tới sẽ về xã Đường Lâm để trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân.

Bí thư Hà Nội nói về vụ dân Đường Lâm 'trả di tích'

> Đường Lâm: làng cổ thành làng khổ 

Thừa nhận sự không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển di tích, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, tuần tới sẽ về xã Đường Lâm để trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân.

Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: ĐL
Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: ĐL.

Tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 14/5, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, đã nghe thông tin một số người dân xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) ký đơn xin rút danh hiệu di tích quốc gia, do quy chế quản lý khắt khe khiến người dân sửa nhà, làm nhà khó, sinh hoạt bị ảnh hưởng mà lợi ích chưa thấy đâu.

"Không phải tất cả các hộ phản ứng song đây là việc cho thấy không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển, nhất là với di tích gắn với đời sống hàng ngày. Tôi rất thông cảm với bà con, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho bà con được sống", ông Nghị nói.

Bí thư thành ủy cho biết, tuần tới ông sẽ đến Đường Lâm để nghe đầy đủ tâm tư của người dân, như chính quyền yêu cầu xây nhà không quá 2 tầng, không được làm mái bằng mà phải làm mái dốc, làm mái ngói... song dân không đủ tiền thì nhà nước phải hỗ trợ hoặc cấp đất để dân ra chỗ khác, nhà để lại phục vụ bảo tồn.

Theo ông Nghị, thành phố đang quản lý hơn 5.000 di tích, trong đó có 2.500 di tích đã được xếp hạng. Nhiều việc đã làm được như tu bổ Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu, các đền đình... nhưng vẫn còn những việc sơ suất, sai phạm như chùa Trăm Gian.

Chiều cùng ngày, UBND TP Hà Nội đã bàn thảo nhiều vấn đề về quản lý và bảo tồn làng cổ Đường Lâm. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc nhanh chóng thẩm định quy hoạch xã Đường Lâm để trình UBND phê duyệt. Sở Kế hoạch Đầu tư phải thẩm định dự án giãn dân làng cổ và Sở Xây dựng ra quy định cho phép thị xã Sơn Tây thỏa thuận xây dựng để tạo điều kiện cho người dân sửa chữa, xây dựng nhà ở. Đặc biệt, thành phố sẽ dành một nguồn kinh phí bảo tồn, tu bổ một số ngôi nhà có giá trị lớn.

Theo báo cáo của Chủ tịch thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng, 5 năm qua, xã Đường Lâm có 179 hộ xây dựng, cải tạo nhà ở, thanh tra xây dựng đã lập biên bản vi phạm và đình chỉ xây dựng 94 hộ, cưỡng chế dỡ bỏ tầng hai nhà bà Hà Thị Khanh vào tháng 10/2010.

Đầu năm 2013, do sự buông lỏng quản lý ở các cấp nên nhiều hộ dân lại tự ý xây dựng khi chưa có thoả thuận, xây sai quy định. UBND thị xã đã chỉ đạo xã Đường Lâm kiểm điểm, đồng thời có kế hoạch cưỡng chế các hộ dân xây dựng sai quy định. Việc này đã làm nảy sinh bức xúc, phản ứng của một số hộ dân trong diện bị xử lý, dẫn tới viết đơn đề nghị trả lại danh hiệu di tích cấp quốc gia.

Để đảm bảo đời sống người dân cũng như công tác bảo tồn, lãnh đạo thị xã Sơn Tây kiến nghị thành phố lập dự án giãn dân bên ngoài khu bảo tồn và hỗ trợ người dân ở khu vực 1 là 70% và người dân ở khu vực 2 là 50% tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, thành phố cũng hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ các nhà cổ niên đại trên 100 năm tuổi, hỗ trợ 50% kinh phí tu bổ với các căn nhà truyền thống. Nhà hiện đại chuyển đổi thành nhà truyền thống cũng cần được hỗ trợ 100% kinh phí...

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.