Dừng bóc đường nhựa cho buýt nhanh

Dừng bóc đường nhựa cho buýt nhanh
TP - Liên quan việc bóc hàng loạt đường nhựa ở Hà Nội để làm đường xe buýt nhanh (BRT), chiều qua trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án chỉ bóc vài km làn đường nhựa đoạn đầu tuyến, phần còn lại BRT sẽ đi chung đường với phương tiện khác. Với diện tích mặt đường đã bị bóc, Hà Nội đã gây lãng phí khoảng 12 tỷ đồng.

> Đào đường nhựa, phủ bê tông
> Hà Nội bóc đường nhựa, làm đường bê tông cho bus nhanh

Theo ông Nguyễn Khoa Hồi, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư phát triển Giao thông đô thị (GTĐT), Sở GTVT Hà Nội (đại diện chủ đầu tư), dự án xe buýt nhanh khối lớn (BRT) Kim Mã – Yên Nghĩa nằm trong hợp phần nâng cao năng lực vận chuyển khách bằng xe buýt của Dự án phát triển GTĐT được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2007.

Do đặc thù của buýt BRT phải đi trên đường riêng nên để thực hiện dự án, hiện đoạn từ Giảng Võ đến đường Lê Văn Lương phải bóc một phần làn đường nhựa tiếp giáp dải phân cách giữa hai chiều để làm đường bê tông.

Theo quyết định phê duyệt ban đầu, buýt BRT chỉ đi đến vành đai 3, sau đó đi vào đường Khuất Duy Tiến ra đường Nguyễn Trãi để đi Hà Đông, tại sao nay lại đi thẳng đường Lê Văn Lương kéo dài dẫn đến nguy cơ bóc cả chục km một phần đường nhựa tại đây?

Nếu theo phương án ban đầu, tuyến buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa đi đến nút giao Lê Văn Lương - vành đai 3 sẽ đi vào đường Khuất Duy Tiến rồi ra đường Nguyễn Trãi để vào Hà Đông. Tuy nhiên, về sau tuyến đường Nguyễn Trãi lại có dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nên UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho buýt BRT được đi tiếp vào đường Lê Văn Lương kéo dài để xuống bến xe Yên Nghĩa.

Như vậy đồng nghĩa với việc có khoảng 12km làn đường nhựa từ Kim Mã đi Yên Nghĩa bị bóc bỏ rồi lại đổ bê tông?

Thực tế đến nay chúng tôi mới bóc mặt đường nhựa trên một làn đường mỗi chiều của tuyến đường Lê Văn Lương, các tuyến trên phố Láng Hạ, Giảng Võ bắt đầu triển khai.

Với đoạn từ đường Lê Văn Lương kéo dài đến bến xe Yên Nghĩa (cuối tuyến), do là tuyến đường mới hoàn thành, đưa vào sử dụng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010) nên mặt đường còn khá tốt. Để không phải bóc mặt đường nhựa, sau khi lập phương án và đàm phán với nhà cung cấp vốn là Ngân hàng Thế giới (WB), chúng tôi quyết định để buýt BRT đi chung đường tại dải phân cách giữa với các phương tiện khác.

Việc bóc đường nhựa ở đây chỉ xảy ra tại các điểm dừng đỗ, nhà chờ trong phạm vi 100 mét nhằm giúp buýt BRT dừng, đỗ an toàn. Nếu sau một thời gian sử dụng nền đường tại dải phân cách giữa hỏng, lún mới tính đến phương án đổ bê tông cứng.

Để làm mỗi m2 mặt đường nhựa tuyến Lê Văn Lương cần khoảng 600.000 đồng, với cả đoạn Lê Văn Lương - Giảng Võ nếu bóc hết sẽ có bao nhiêu m2 mặt đường nhựa bị bỏ, lãng phí bao nhiêu?

Chúng tôi đang thực hiện việc cải tạo mặt đường trên các tuyến phố Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương. Đã có khoảng 3km làn đường nhựa cả hai chiều trên tuyến đường Lê Văn Lương được bóc để thảm bê tông. (Với diện tích mặt đường bị bóc (rộng 3,5m và dài 3.000m), nếu tính thành tiền thì lãng phí khoảng 12 tỷ đồng - PV).

Cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.