'Điếu đóm, pha trà' cản chân người giỏi

Tuyên dương Thủ khoa cần đi liền với tạo môi trường làm việc, cống hiến (Trong ảnh là lễ tuyên dương thủ khoa của Hà Nội năm 2005) Anh: minh tuấn
Tuyên dương Thủ khoa cần đi liền với tạo môi trường làm việc, cống hiến (Trong ảnh là lễ tuyên dương thủ khoa của Hà Nội năm 2005) Anh: minh tuấn
TP - Chiều qua, HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách trọng dụng nhân tài. Mặc dù thành phố đã đưa ra nhiều ưu đãi về nhà ở, về cơ hội học tập nâng cao, đặc cách tuyển dụng...nhưng một số đại biểu vẫn băn khoăn về sức hấp dẫn tài năng trẻ...

> 15 năm thu hút nhân tài: 'Đất dụng võ' đã chật
> Thu hút nhân tài cần sự chân thành

Theo dự thảo Nghị quyết, đối tượng được hưởng chính sách này là người có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và lao động gồm: Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc, tiến sỹ đúng chuyên ngành, lĩnh vực thành phố đang có nhu cầu; bác sỹ nội trú; vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành...

Các đối tượng nêu trên được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; được hỗ trợ một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm tuyển dụng; được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên của Nhà nước và thành phố. Sau hai năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài và được thành phố hỗ trợ kinh phí.

Cụ thể, với trường hợp đào tạo sau đại học trong nước được hỗ trợ đi học bằng 1,5 lần mức lương cơ sở; hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương cơ sở, luận án tốt nghiệp tiến sỹ bằng 80 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, người được tuyển dụng còn được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu; được bố trí nhà công vụ hoặc được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên của Nhà nước. Nghị quyết cũng đã quy định hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với thủ khoa xuất sắc...

Góp ý cho dự thảo Nghị quyết, đại biểu Hoàng Trọng Quyết (Ba Đình) cho rằng chính sách thu hút nhân tài này đã “bỏ quên” đối với sinh viên Việt Nam đang theo học tại nước ngoài tốt nghiệp loại giỏi. Thực tế hàng trăm sinh viên trường chuyên như Amsterdam, Đại học Quốc gia đều ra nước ngoài theo con đường du học mỗi năm.

Một đại biểu của huyện Phúc Thọ cho rằng, có tình trạng sinh viên ra trường rất giỏi nhưng sau khi tuyển vào cơ quan nhà nước thì không được trọng dụng, không được bố trí công việc phù hợp và vấn đề đặt ra cho Nghị quyết này là phải giải quyết đến đâu đối với tình trạng này. “Tôi biết có một số trường hợp sau khi tuyển vào lại không được bố trí công việc phù hợp, lại phải chịu cảnh rót nước pha trà nên rồi lại ra đi”-vị đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Tùng Lâm đề nghị cần sớm có cơ quan thường trực theo dõi việc tuyển dụng và quá trình phát triển của những tài năng trẻ, hết sức tránh tình trạng khen thưởng xong rồi lại bỏ đấy thì rất lãng phí.

“Vấn đề khó hiện nay là phải vừa tuyên dương, tôn vinh mà phải vừa trọng dụng, tạo được môi trường làm việc, cống hiến cho họ”-đại biểu Nguyễn Tùng Lâm đặt vấn đề. Giải trình thêm với các ý kiến góp ý, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho rằng đây là vấn đề khó và phải vừa làm vừa tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở các quy định của Nhà nước.

“So với quy định trước đây thì đã có nhiều chuyển biến, tôn vinh đã gắn với trọng dụng nhân tài”- ông Sáng nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.