Rút giấy phép 8 nhà cung cấp hộp đen rởm

Rút giấy phép 8 nhà cung cấp hộp đen rởm
TP - Trước việc có tới 70% hộp đen kiểm tra bị tê liệt, lãnh đạo Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, nhà cung cấp thiếu năng lực và có sự móc ngoặc với nhà xe để lắp đặt những sản phẩm rởm là nguyên nhân chính của sự việc trên.

> Kiểm tra hộp đen xe khách: 70% bị 'liệt'!
> Từ 1/7 tước phù hiệu xe khách không có hộp đen

Theo ông Sỹ kiểm tra bằng phương tiện thủ công cũng là nguyên nhân làm hộp đen tê liệt ẢNH: TRọNG ĐảNG
Theo ông Sỹ kiểm tra bằng phương tiện thủ công cũng là nguyên nhân làm hộp đen tê liệt. ẢNH: TRọNG ĐảNG.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều qua, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết, hiện Bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 52 nhà sản xuất được phép cung cấp hộp đen trên địa bàn cả nước.

Tuy nhiên sau những đợt kiểm tra, xử lý vi phạm vừa qua, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện nhiều sản phẩm của các đơn vị trên khi lắp trên xe khách đã không hoạt động được. Do vậy Bộ GTVT vừa có quyết định rút giấy chứng nhận hợp quy của 8 nhà cung cấp có nhiều sản phẩm không đạt chất lượng.

Có hơn 2 năm chuẩn bị nhưng kiểm tra xe khách tại một số bến xe Hà Nội trong ngày 1/7 đoàn thanh tra phát hiện có tới trên 70% hộp đen tê liệt, ông cho biết đâu là nguyên nhân?

Việc các thiết bị GPS bị “liệt” Bộ GTVT đã dự báo từ trước. Đáng lẽ việc phát hiện và xử lý này đã diễn ra một năm. Tuy nhiên do các hãng vận tải và nhà cung cấp thiết bị chưa sẵn sàng nên Bộ GTVT lại phải đề xuất với Chính phủ lùi lại 1 năm và chính thức xử phạt từ ngày 1/7 vừa qua.

Các đơn vị vi phạm trong sản xuất hộp đen

Cty Viễn thông Vạn Xuân; Cty CP ĐTPT công nghệ Sao Việt; Cty TNHH thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu; Cty CP Công nghệ thông tin C.S.S.E; Cty TNHH Viễn thông Tít; Cty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Phi; DNTN Sản xuất - Thương mại T.H.V; Cty CP Định vị Việt.

Sau khi kiểm tra sản phẩm hộp đen trên xe khách, chúng tôi thấy có hai dạng DN liên quan đến nhau: nhà cung cấp và đơn vị sử dụng. DN cung cấp có trách nhiệm lắp đặt cho các đơn vị vận tải, DN sử dụng chủ động phối hợp với nhà cung cấp để hoàn thiện sản phẩm. Đã có một năm chuẩn bị nhưng đến nay kiểm tra nhiều thiết bị vẫn không đạt yêu cầu là lỗi của cả hai.

Theo quy định lẽ ra hai đơn vị này phải phối hợp chặt với nhau để có những sản phẩm đúng chất lượng, nhưng một số DN lại lợi dụng cơ chế thoáng để tự thỏa thuận với nhau, đưa ra những sản phẩm chỉ để ứng phó với cơ quan chức năng. Hiện một thiết bị tiêu chuẩn có giá khoảng 7 đến 8 triệu, tuy nhiên để hạ giá thành, đỡ chi phí cả nhà cung cấp, sử dụng móc ngoặc với nhau bỏ đi một số chi tiết. Do vậy mới có chuyện khi đoàn công tác kiểm tra nhà xe mới chuẩn bị cổng in, đèn LED hiển thị, đôi khi là đoàn phải mang theo.

Tôi khẳng định dùng thiết bị phải xuất/in qua cổng cắm DB9, DB10 (cổng hiện thông tin hộp đen - PV) là rất thủ công, lạc hậu. Thao tác xử lý từ nhấp số liệu , đến trích xuất/in số liệu… phụ thuộc hết vào nhắn tin. Lẽ ra việc này phải thực hiện bằng thẻ quẹt của lái xe. Hơn nữa, mạng di động và thiết bị cầm tay không phải lúc nào cũng đảm bảo tuyệt đối để kiểm tra khi cần. Do vậy có đến 70% thiết bị được kiểm tra bị tê liệt trong ngày đầu là điều dễ hiểu. Sẽ rất khó khăn nếu xe chạy trên đường cơ quan chức năng cần kiểm tra, xuất/in thông tin để xử lý mà không thực hiện được.

Vậy sắp tới Bộ GTVT có giải pháp gì cho việc này thưa ông?

Giải pháp lúc này là Bộ GTVT tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, nếu phát hiện nhà cung cấp nào vẫn có nhiều sản phẩm không đạt chất lượng tiếp tục rút giấy phép cung cấp sản phẩn. Cùng với đó, việc sản xuất và sử dụng hộp đen cho xe khách cũng phải đổi mới về công nghệ, không thể phụ thuộc vào thiết bị cầm tay của ông thanh tra và nhà mạng di động.

Việc kiểm định hộp đen cũng phải tính đến cơ quan chịu trách nhiệm, hầu hết sản phẩm sau khi được cấp phép ra thị trường không ai kiểm tra về chất lượng. Để thực hiện được những nội dung này đầu tiên phải sửa quy định, cụ thể các Thông tư 08, Quyết định 1068…

Cảm ơn ông.

Trọng Đảng
Thực hiện

Ngày 2/7, Sở Giao thông Vận tải TPHCM bắt đầu kiểm tra việc chấp hành quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên các phương tiện ô tô tại một số doanh nghiệp vận tải.

Theo ông Đàm Phan Phát, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông số 1 của Sở Giao thông Vận tải TPHCM, trong ngày 2/7, thanh tra lập biên bản vi phạm đối với bảy xe khách, trong đó có năm xe tuy gắn hộp đen nhưng không truy xuất được các thông số cần thiết. Hai xe còn lại không gắn hộp đen. Trong ngày 1/7, Đội Thanh tra GTVT số 1 xử lý bốn trường hợp vi phạm tương tự.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG