Vì sao bác danh mục biệt thự Pháp?

Vì sao bác danh mục biệt thự Pháp?
TP - Trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp HĐND TP Hà Nội vào (6/7) danh mục biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 đã không được thông qua. Bên cạnh nguyên nhân từ công tác chuẩn bị, phối hợp giữa UBND và HĐND còn cho thấy lo ngại của đại biểu về thực trạng quản lý biệt thự...

> Chưa thông qua danh mục phố cổ, làng cổ, biệt thự cũ, làng nghề truyền thống
> 'Bóng' đến chân HĐND thành phố

Do quản lý kém, nhiều biệt thự Pháp đã bị cơi nới, làm biến dạng. Ảnh: Hà Anh
Do quản lý kém, nhiều biệt thự Pháp đã bị cơi nới, làm biến dạng. Ảnh: Hà Anh.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP ( Hai Bà Trưng) cho rằng, khi ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hoá thì phải ban hành kèm theo danh mục về biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 để làm căn cứ quản lý.

Theo ông Nam, danh mục biệt thự Pháp ở đây không phải là 157 biệt thự tiêu biểu theo lựa chọn của UBND thành phố mà phải bao gồm toàn bộ cả 3 loại biệt thự như đã xếp hạng và thẩm định.

Trả lời ý kiến đại biểu, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, 157 biệt thự được đưa ra (lựa chọn trong 229 biệt thự loại I), là loại biệt thự có giá trị nhất về kiến trúc, văn hoá và có quy mô vừa phải phù hợp với năng lực bảo tồn. Ngoài biệt thự loại I còn có 432 biệt thự loại II và 879 biệt thự loại III nhưng không đưa vào Nghị quyết mà để làm căn cứ quản lý theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giải thích thêm, để có được danh mục 157 biệt thự đưa vào nghị quyết, UBND thành phố đã phải đầu tư nhiều công sức thẩm định, phân loại.

Tại số nhà 31, 33, 35A, 35B phố Lý Thường Kiệt (quận
Hoàn Kiếm) có tới 3 biệt thự Pháp cũ khá đẹp đã bị một ngân hàng tự ý san phẳng trái phép sau khi mua gom từ các hộ dân.

Ông Nguyễn Hoài Nam nêu tiếp vấn đề: Nguy cơ hàng loạt biệt thự cũ có giá trị được bán đi để biến thành các công trình khác là có thật. Đại biểu Nguyễn Xuân Diên (Ứng Hoà) nêu ví dụ tại số nhà 31, 33, 35A, 35B phố Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) có tới 3 biệt thự Pháp cũ khá đẹp đã bị một ngân hàng tự ý san phẳng trái phép sau khi mua gom từ các hộ dân.

Đại biểu Diên đề nghị lãnh đạo thành phố trả lời rõ về tình trạng vi phạm trong quản lý biệt thự, để tránh tình trạng quản lý trên giấy. Tuy nhiên, ý kiến của đại biểu Nguyễn Xuân Diên đã không được trả lời! Không dừng lại, đại biểu Nguyễn Ngọc Thạch, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho rằng, không nên thông qua danh mục biệt thự.

Theo ông Thạch, nhiều người đã không muốn đưa biệt thự vào danh mục bảo tồn, vì như vậy họ sẽ khó khăn trong việc mua bán, phá đi xây mới, kinh doanh. “Tôi đề nghị lùi việc thông qua danh mục biệt thự cổ để chuẩn bị chu đáo hơn, để đại biểu thật sự yên tâm - đại biểu Trần Trọng Dực kiến nghị.

Trước nhiều ý kiến không đồng thuận, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã đề nghị không đưa danh mục biệt thự cũ vào nghị quyết và để UBND thành phố có thêm thời gian chuẩn bị.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.